ClockThứ Ba, 02/03/2021 18:14

Chính phủ thông qua Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Ngày 2/3, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Phan Ngọc Thọ đã báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tờ trình về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

“Chạm vào cơ chế đặc thù”Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên HuếTạo sức bật mới, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2021Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thùXây dựng Thành phố di sản & những kỳ vọng đột phá - kỳ 2: Khai phá di sản từ cơ chế đặc thùĐẩy mạnh tái cơ cấu DN tư nhân thuộc ngành chịu tác động nặng của dịch COVID-19Có cơ chế đặc thù về ngân sách để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ươngXin cơ chế đặc thù, tập trung mọi nguồn lực, làm hết trách nhiệm

Việc thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù với mô hình đô thị Thừa Thiên Huế là rất cần thiết 

Mô hình đô thị đối với Thừa Thiên Huế là cần thiết

Theo Tờ trình được Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ trình bày tại phiên họp, Thừa Thiên Huế sau 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. Với cách tiếp cận cách nhìn và quan điểm mới để phát triển Thừa Thiên Huế tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Đây là quyết sách, công cụ quan trọng nhất để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó, cho phép áp dụng các tiêu chí đặc thù về quy mô dân số, mật độ dân số, cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người… trong đánh giá phân loại đô thị và phân loại hành chính đô thị; thí điểm mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm góp phần giúp Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; tạo nguồn thu ngân sách bền vững, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ trình bày tờ trình về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế 

Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, thân thiện, hiệu quả, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

“Do vậy, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế khác với quy định của luật hiện hành, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế; phù hợp với quy mô kinh tế - xã hội, trình độ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội - văn hóa, mô hình đô thị đối với Thừa Thiên Huế là cần thiết để tỉnh có thêm cơ hội huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như mực tiêu của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đề ra”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.  

Sớm trình Ủy ban Trường vụ Quốc hội thông qua đề án

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận các nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên Huế 

Triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83 của Chính phủ, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã nỗ lực triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa; tạo nguồn thu ngân sách bền vững, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Mục đích của việc ban hành nghị quyết nhằm hoàn thiện thể chế xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; tạo điều kiện cho tỉnh có thêm nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trùng tu và bảo tồn các di tích, di sản quan trọng; huy động vốn đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH đến năm 2030, phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách. Xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù: Tiêu chí đặc thù phân loại đô thị, đơn vị hành chính; mô hình đô thị; định mức phân bổ chi thường xuyên trong các thời kỳ ổn định ngân sách từ năm 2022 trở đi như các thành phố trực thuộc Trung ương khác.  

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, hoan nghênh nỗ lực của Thừa Thiên Huế và các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp. Đồng thời, tại phiên họp này, cơ bản thông qua các nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. “Việc thành phố Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ. Cho nên việc xây dựng cơ chế đặc thù để phát triển nhanh và bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế là cần thiết”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền của Thủ tướng Chỉnh phủ, thay mặt chính phủ ký tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết để cho ý kiến và thông qua theo quy định. Thủ tướng cũng giao Bộ Trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chỉnh phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Bài, ảnh: Thái Bình- Ngọc Hiếu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp là một trong những thành quả quan trọng của việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

TIN MỚI

Return to top