ClockThứ Năm, 28/01/2021 14:44

“Chạm vào cơ chế đặc thù”

TTH - Ngày 5/1/2020, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: Cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ. Ngày 26/1, tức là sau 20 ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế.

“Chất liệu” cho bộ tiêu chí đô thị di sảnVận hội mới của Huế

Cần cơ chế đặc thù để khai thác tiềm năng văn hóa, di sản của Huế. Ảnh: MC

Đọc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chúng ta thấy: “Đầu mối” chịu trách nhiệm chính để có một cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành liên quan. Cơ chế và chính sách đặc thù sẽ trình cho 4 cấp thẩm quyền: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Về cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải lập hồ sơ, xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trước ngày 5/2/2020.

Việc Thừa Thiên Huế được vận hành trong một cơ chế, chính sách đặc thù, nội dung và phạm vi đặc thù như thế nào, chúng ta còn phải đợi các cấp có thẩm quyền thông qua. Song ở đây chúng ta thấy một sự quan tâm, một tinh thần xây dựng một cơ chế, chính  thuận lợi hơn cho Thừa Thiên Huế phát triển hết sức khẩn trương. Chỉ xét về mặt thời gian, từ khi ông Phan Ngọc Thọ thông tin về cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế đã “đến bàn của Thủ tướng” (5/1) đến khi hoàn thiện hồ sơ, văn bản để trình cấp có thẩm quyền chỉ trong vòng một tháng (trước ngày 5/2/2020). Có lẽ Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế rất vui mừng trước những thông tin này.

Từ khi có Kết luận 48 rồi đến Nghị Quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, những cụm từ như “Thành phố trực thuộc Trung ương”, “cơ chế đặc thù cho Huế”, chúng ta đã không ít lần nghe nhắc đến trong nhiều văn bản, trên không ít diễn đàn…Nhưng hôm nay, chúng ta cảm nhận rõ ràng hơn về những điều quan trọng này. Nói một cách hình tượng, có cảm giác như chúng ta đang đi “rất gần đến đích” và có thể sẽ “chạm vào nó” trong nay mai! Ví như, chúng ta sẽ có một cơ chế đặc thù về “tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đối với tỉnh Thừa Thiên Huế”…

Trung ương quyết tâm xây dựng cho Thừa Thiên Huế một cơ chế đặc thù, là mong muốn để cho Huế có điều kiện phát triển nhanh hơn, xứng tầm với vai trò, vị trí, địa chính trị… của Huế đối với cả nước. Trung ương đã nhìn nhận, hỗ trợ, tạo điều kiện như vậy, phần còn lại là nội lực của chúng ta sẽ phát huy như thế nào!?

Nguyễn Thanh Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương

Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top