ClockThứ Bảy, 24/09/2022 16:35

Người trẻ bảo vệ môi trường

TTH - Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi sự đồng lòng và chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế luôn là một trong những lực lượng giữ vai trò tiên phong với nhiều mô hình, cách làm thiết thực.

Thay đổi để phát triển bền vữngTP. Huế khởi động chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Người dân tham gia mô hình “Đổi rác lấy quà” tại phường Thuận An

Những năm gần đây, phường Thuận An (TP. Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) trở thành điểm sáng về bảo vệ môi trường biển và hạn chế rác thải nhựa. Nhiều du khách đến vui chơi tại bãi biển thuộc hai địa phương trên đều đánh giá cao về cảnh quan sạch đẹp. Hệ thống thùng rác chính và phụ được bố trí tại nhiều điểm dọc bờ biển giúp người dân sử dụng thuận tiện, hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi; các hàng quán cũng tuân thủ nghiêm quy định về phân loại rác thải và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, sạch sẽ.

Thành quả trên đánh dấu sự đồng lòng, chung tay vào cuộc của người dân và chính quyền địa phương. Trong đó, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế cũng là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia tích cực với điểm nhấn là Dự án “Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rác thải nhựa gắn với phát triển du lịch biển, đầm phá” do Tỉnh đoàn chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu và Chương trình tài trợ các DA nhỏ của Liên Hiệp Quốc (UNDP/GEF SGP).

Với tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng, dự án hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường; đặc biệt là trong công tác quản lý rác thải, rác thải nhựa cho các tầng lớp Nhân dân, huy động sự tham gia của lực lượng đoàn viên thanh niên; các tập thể, tổ chức, đoàn thể, phát huy vai trò của tổ dân phố, thôn, các tổ chức đoàn thể khu vực dân cư trong công tác bảo vệ môi trường.

Thông qua dự án, nhiều mô hình, cách làm hay được đoàn viên, thanh niên triển khai có hiệu quả như: “Thôn không rác thải”; CLB “Sống xanh vì cộng đồng”; CLB “Ngư dân trẻ vươn khơi bám biển”; đội hình tuyên truyền xây dựng Nhà hàng, quán ăn văn minh và “Chợ dân sinh giảm rác thải nhựa”; ngư dân “Đổi rác lấy quà”.

Chị Trần Thị Phương Thảo, thành viên đội hình tuyên truyền xây dựng nhà hàng, quán ăn văn minh chia sẻ, thành công lớn nhất là có thể tuyên truyền, vận động du khách đến vui chơi tại khu vực bãi biển bỏ rác đúng nơi quy định. Điều này cũng được các cơ sở kinh doanh tại đây ủng hộ nhằm xây dựng cảnh quan bãi biển ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Chị Lê Thị Hiền, người dân phường Thuận An (TP. Huế) tham gia mô hình “Đổi rác lấy quà” chia sẻ, tuy phần quà có giá trị không lớn nhưng là sự động viên, khuyến khích mọi người dần hình thành “lối sống xanh”, thân thiện với môi trường.

 Không riêng khu vực ven biển, từ phong trào thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều chương trình, chiến dịch, mô hình hoạt động có sức lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái của vùng đất Cố đô.

Giai đoạn 2017 - 2022, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tổ chức gần 19.000 hoạt động ra quân vệ sinh môi trường, thu gom hơn 35.000 tấn rác các loại; tặng 1.713 thùng rác phân loại tại nguồn, 629 giỏ đi chợ. Ngoài ra, nhiều hoạt động tuyên truyền cũng được triển khai có hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức người dân như: Cuộc thi xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Sáng”, Hội thi “Phòng, chống rác thải nhựa”, “Ngày hội giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Đại diện Tỉnh đoàn cho biết, chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tuổi trẻ tỉnh nhà. Đây là “cuộc chiến” dài hơi, xuyên suốt và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức cơ sở Đoàn ở địa phương xây dựng mô hình làm việc, sinh sống, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên cũng được chú trọng triển khai thông qua nhiều hình thức, cách làm đa dạng, linh hoạt phù hợp với thị hiếu người trẻ, tránh tình trạng rập khuôn và hình thức hóa.

Bài, ảnh: Minh Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Return to top