ClockThứ Năm, 06/05/2021 08:58

Sống sao cho xứng đáng với truyền thống cha ông

TTH - Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng trong tâm trí, tình cảm, người dân Việt Nam không bao giờ quên sự hy sinh anh dũng của hàng triệu người con đất Việt.

Xứng với niềm tin yêu của cả nướcXứng đáng là lực lượng mũi nhọn, tiên phong

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, chưa có một đất nước nào lại phải đương đầu với chiến tranh ác liệt và chịu hậu quả nặng nề như Việt Nam. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, lớp lớp người đã xung phong ra trận và hàng triệu người đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể trên các chiến trường.

Trên dải đất hình chữ S, không có một địa danh nào không có nghĩa trang liệt sĩ, không một huyện nào không có thương binh, gia đình có công với Tổ quốc. Trong Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị) và hơn 3 ngàn nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước đang thờ phụng hàng trăm ngàn liệt sĩ đã ngã xuống. Nhiều ngôi mộ đến nay chưa xác định tên tuổi, hơn 200 ngàn liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt đang lưu lạc trên chiến trường, biên giới, hải đảo xa xôi. Có hàng vạn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, những người vợ tiễn chồng, con lên đường không hẹn ngày trở về, những người con sinh ra không biết mặt cha. Đất nước đã ghi công và chăm sóc lượng lớn gia đình chính sách, thương binh, người có công và đang phải ra sức khắc phục hậu quả tàn khốc của chiến tranh để lại.

Có nhà báo phương Tây đã từng nói: Việt Nam là nơi thử nghiệm của chiến tranh hủy diệt, cũng là nơi thử thách lớn nhất lòng quả cảm của con người. Trong hơn 20 năm chiến tranh, Mỹ - Ngụy đã sử dụng trên 15 triệu tấn bom, đạn, tương đương chất nổ của 250 quả bom nguyên tử và nhiều loại vũ khí hủy diệt khác. Số bom đạn gấp hơn 2 lần các nước tham chiến sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong thế kỷ XX.

Chỉ riêng 81 ngày đêm mùa hè năm 1972 trên Thành cổ Quảng trị, địch đã sử dụng 328 ngàn tấn bom có sức công phá gấp 7 lần so với 2 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Nhật bản năm 1945. Mỹ cũng đã rải hơn 75 triệu lít chất độc hóa học (chất độc da cam) xuống Việt Nam mà di chứng cho đến nay chưa thể khắc phục và còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Cùng với đó là hệ thống nhà tù mọc lên khắp miền Nam để giam cầm hàng trăm ngàn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.

Khắc nghiệt và tàn ác nhất là các nhà tù ở Côn Đảo, Phú Quốc-chốn “địa ngục trần gian”, nơi thử nghiệm những đòn tra tấn dã man nhằm đè bẹp ý chí của những người yêu nước. Hàng chục ngàn chiến sĩ bị tra tấn tàn ác đến chết hoặc mang thương tật suốt đời. Nhưng cũng chính nơi đây đã rèn luyện, hun đúc ý chí bất khuất, đấu tranh cho độc lập, thống nhất của những người con yêu nước.

Hơn 46 năm qua, không khi nào chúng ta không nhắc lại và ghi nhớ sự hy sinh cao cả đó. Nhắc lại là để không bao giờ được quên ơn mà còn là tự răn với chính mình để sống sao cho xứng đáng. Nhưng đáng nói là có những kẻ quay lưng lại quá khứ, phủ nhận cuộc đấu tranh chính nghĩa, sự hy sinh “không cần thiết” của những người đã ngã xuống.

Họ đã vô ơn với những người đã khuất, cao hơn nữa là phủ nhận ý chí độc lập, thống nhất của một dân tộc. Từ phủ nhận để đi đến phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam dùng bạo lực cách mạng để giành quyền lực, bất kể sự hy sinh của con người. Đó chính là sự tráo trở, tư duy thiển cận hay cố tạo ra phản ứng trái chiều, bóp méo lịch sử.

Từ sau năm 1975 đến nay, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là đề tài của nhiều diễn đàn quốc tế, những bài học quý giá của các nước đang đấu tranh vì độc lập, hòa bình. Chủ đề Việt Nam dám đánh Mỹ và thắng Mỹ được mổ xẻ, phân tích dưới nhiều quan điểm khác nhau, nhưng điểm chung nhất là thừa nhận ý chí, truyền thống yêu nước, yêu hòa bình của một dân tộc anh hùng; thừa nhận đường lối khoa học đúng đắn về chiến tranh nhân dân, của quyết tâm và sự hy sinh vì độc lập thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, gánh chịu biết bao mất mát, đau thương nên chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình. Không một thế lực nào có thể phủ nhận điều đó và không một ai có quyền được xúc phạm. Bởi vì độc lập, thống nhất do chính chúng ta giành được từ xương máu, từ hy sinh của hàng triệu người con. Những gì tốt đẹp mà cuộc sống hôm nay mang lại cho mỗi người là món quà quý giá nhất cần được trân trọng. Hòa bình luôn là khát khao cháy bỏng, là tài sản vô cùng quý giá đối với dân tộc Việt Nam.

Không thể nói hết những mất mát và đau thương của chiến tranh, nên chúng ta không bao giờ được quên những năm tháng oanh liệt và rất đáng tự hào đó. Tuy chiến tranh đã đi vào quá khứ, nhường lại cho một Việt Nam hòa bình, phát triển, nhưng trong mỗi chúng ta luôn khắc ghi công ơn những người đã khuất.

Nhắc lại để biết trân trọng, quyết tâm giữ gìn cuộc sống bình yên mà hôm nay chúng ta đang thừa hưởng. Ôn lại để con cháu sinh ra, lớn lên sau chiến tranh phải suy nghĩ, trân quý công lao của cha ông với tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top