ClockThứ Hai, 11/04/2022 20:08

Đóng góp của tập thể báo Nhành Lúa và báo Kinh tế Tân văn

TTH.VN - Khi nói về sự phát triển của báo chí Trung Kỳ giai đoạn 1930 - 1945, nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Tòng cho biết “Dưới ảnh hưởng của chế độ chính trị và tình hình kinh tế, báo chí Trung Kỳ tỏ ra còn non kém hơn báo chí Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự phát triển của báo chí ở vùng đất An Nam này.

Thừa Thiên Huế Online trích đăng bài viết của nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong:

Tác phẩm tổng hợp các bài viết trên 9 số báo Nhành Lúa được Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế in thành sách giới thiệu công chúng

“Những nhà báo cộng sản ở Trung kỳ đã phất ngọn cờ đoàn kết tập hợp các nhà báo dân chủ đòi tự do báo chí”. Và cũng như báo Nhành Lúa xác định đây là tuần báo “Xã hội văn chương lấy sự bênh vực anh em nghèo làm tôn chí”.

Giữa Nhành Lúa và Kinh tế tân văn có điểm tương đồng là cả hai đều không in ở Huế. Báo Nhành Lúa cũng đã mở đợt tuyên truyền những chủ trương của Đảng về cuộc đấu tranh đòi cải cách dân chủ, vận động quần chúng đề đạt nguyện vọng lên phái đoàn điều tra của Chính phủ Pháp.

Báo Nhành Lúa cho ra số đặc biệt báo tin cho quần chúng nhân dân biết về kế hoạch đón Godart. Ngay sau đó, tại trụ sở tòa soạn, đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại biểu các giới, các ngành, các huyện nhằm thống nhất hành động, vạch kế hoạch cụ thể cho việc đón đặc sứ Godart và thông qua đó để vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh.

Ngày 9/2/1937, 30.000 quần chúng nhân dân đại diện cho các giới tổ chức đón Godart và gửi nguyện vọng lên phái đoàn “Lợi dụng việc đón Godart, báo Nhành Lúa hô hào quần chúng đoàn kết đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi hòa bình, cơm áo, chống phản động thuộc địa, chống áp bức phong kiến. Thông qua đó, các đồng chí cộng sản đã tuyên truyền giác ngộ quần chúng và xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng.

Liên tiếp trên các số báo Nhành Lúa đã đăng nhiều tin, bài về việc chuẩn bị đón ông Godart. Riêng ở số 4, báo Nhành Lúa cũng đã điểm qua các nơi mà ông Godart đã qua như Sài Gòn, Hà Nội và Vinh.

Số 4 báo Nhành Lúa được ra ngày Ba mươi Tết, thật là nhờ sự hy sinh của ông chủ và anh em thợ nhà in. Qua đây mới thấy được tấm lòng của tập thể báo đối với tình hình chính trị lúc bấy giờ, họ đã biết nắm bắt thời cơ để đấu tranh đòi tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí và điều đặc biệt là mong muốn đem lại quyền lợi chính đáng cho thợ thuyền lao động nghèo trên toàn cõi An Nam.

Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn mở nhiều chuyên mục, bàn đủ thứ chuyện. Ngoài ra còn có một số mục nhỏ khác nhằm giới thiệu quảng cáo.

Báo Nhành Lúa và báo Kinh tế Tân văn cũng đã kịp thời bao quát được hết đời sống khó khăn của người dân lao động trên các vùng trong cả nước như ở mỏ vàng Bồng Miêu, mỏ than Hòn Gai, mỏ than Vàng Danh, đình công ở Nam Định, Hà Nội, Chợ Lớn, Long Xuyên, Sở Vô tuyến điện Sài Gòn. Bên cạnh đó, hai tờ báo này cũng luôn tổng thuật khá đầy đủ tình hình chính trị, xã hội trên thế giới.

Với sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng của tờ báo, chính quyền thực dân tìm cách cản trở sự phát triển của Nhành Lúa, nhà cầm quyền đã tịch thu giấy phép và đóng cửa báo vào ngày 19/3/1937. “Mặc dù chỉ tồn tại hơn hai tháng với 9 số báo, nhưng Nhành Lúa đã tạo được một chuyển động đặc biệt trong đời sống báo chí Huế và miền Trung, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động đấu tranh đòi tự do, dân chủ”.

Sau việc đóng cửa báo Nhành Lúa thì những người cộng sản miền Trung lại cho ra tờ Kinh tế tân văn do Phạm Bá Nguyên làm Giám đốc, Lê Quế chủ nhiệm, số 1 ra ngày 8/4/1937; ra được 4 số thì bị cấm. Lý do là mặc dù xin phép ra báo viết thuần túy là về kinh tế nhưng thực chất bên trong Kinh tế Tân văn là cơ quan ngôn luận của cách mạng, tờ báo chiến đấu của những người cộng sản ở Huế. Đọc nội dung, chính quyền cai trị hiểu rõ điều đó và đã tìm mọi cách ngăn cấm. Viện cớ in sai tiêu chí xin phép, ngày 24/4/1937, Kinh tế tân văn bị nhà cầm quyền cấm xuất bản. Điểm qua một số bài báo tiêu biểu trên các số của báo Kinh tế tân văn sẽ thấy rõ được điều đó.

Xứ ủy Trung Kỳ Đảng cộng sản Đông Dương nhạy bén với tình hình mới. Sử dụng tờ Nhành Lúa phất lên ngọn cờ tập hợp các nhà báo trong xứ công bố hiệu triệu:

“Cùng anh em viết báo Trung kỳ

Chúng tôi lấy làm hân hạnh và tin cho các bạn biết rằng, chúng tôi đang trù bị một cuộc hội nghị của toàn thể báo giới Trung kỳ để thảo luận những vấn đề yêu cầu của chúng ta như:

Tự do báo giới, lập nghiệp đoàn báo giới”.

Như vậy, cũng từ Huế và từ báo Nhành Lúa mở màn cho cuộc hội nghị báo giới Trung kỳ cũng là hội nghị báo giới đầu tiên trong cả nước. Là kết quả của một quá trình dài kể từ khi nghiệp đoàn báo chí thuộc địa được thành lập tại Sài Gòn…

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm sáng tỏ thêm vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn

Ngày 12/4, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế và Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên Huế” nhân kỷ niệm 85 năm tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn - cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (1937-2022).

Làm sáng tỏ thêm vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn
Báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên Huế

LTS: Hôm nay (12/4), tại TP. Huế diễn ra Hội thảo khoa học “Vai trò chủ đạo của Tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên Huế”, Báo Thừa Thiên Huế trân trọng giới thiệu bài viết của ông Hoàng Khánh Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về vai trò của tuần báo này trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam.

Báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên Huế
Vai trò chủ đạo của Báo Nhành lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên Huế

Sau ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đặc biệt là trong giai đoạn Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), để giữ thế đấu tranh hợp pháp, Đảng chủ trương bằng mọi giá “các cấp bộ đảng” phải có báo chí trong tay làm cơ quan ngôn luận, biến cơ quan này thành vũ khí đấu tranh cách mạng.

Vai trò chủ đạo của Báo Nhành lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936-1939 ở Thừa Thiên Huế
Phạm Bá Nguyên với tờ báo Kinh tế tân văn

Phạm Bá Nguyên là một nhà báo Huế có số phận rất long đong và khá kỳ lạ: Từng là Chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Tiến năm 1934, Chủ nhiệm tuần báo Kinh Tế Tân Văn năm 1937, Chủ bút báo Công Lý năm 1947, Chủ bút nhật báo Tin Tức năm 1948, tham gia làm báo Giết Giặc của Tỉnh ủy Thừa Thiên năm 1950, báo Đoàn Kết của Thành ủy Huế năm 1951, Chủ nhiệm bán tuần san Công Lý năm 1955, Chủ bút nhật báo Công Dân năm 1959, chủ trương tờ báo Huế năm 1964.

Phạm Bá Nguyên với tờ báo Kinh tế tân văn

TIN MỚI

Return to top