ClockThứ Sáu, 19/03/2021 14:47

Chuẩn bị nội lực, đón cơ hội

TTH - Sau nhiều tranh luận về tính khả thi, sự bình đẳng xã hội, đến nay sáng kiến “hộ chiếu vắc-xin” được nhiều quốc gia nghiêm túc xem xét, áp dụng nhằm tận dụng cơ hội sớm phục hồi các ngành kinh tế, nhất là ngành du lịch.

Giấy thông hành thời COVID-19

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia và các địa phương ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt nhất các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc- xin” và giao thương có sự kiểm soát.

Chỉ đạo của Thủ tướng xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả đạt được trong việc phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19 của nước ta thời gian qua, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Cùng với đó là nỗ lực và kết quả kiểm soát dịch của các nước ngày càng tốt hơn, dịch bệnh suy giảm, tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và đang được triển khai khẩn trương tại nước ta theo lộ trình.

Tuy nhiên, việc áp dụng “hộ chiếu vắc- xin” để khai thác nguồn khách quốc tế, thúc đẩy phục hồi du lịch không phải là điều đơn giản, cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Bởi thực tế, với tốc độ cung ứng và tiến độ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trên thế giới hiện vẫn còn chậm, dự báo đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 mới có độ bao phủ tương đối ở các quốc gia phát triển. Trong khi đó, với sự xuất hiện của các chủng virus mới nguy hiểm hơn, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực nên việc áp dụng “hộ chiếu vắc-xin” càng phải thận trọng hơn.

Hơn nữa, để “hộ chiếu vắc- xin” được thông suốt từ quốc gia đến các địa phương cần có hành lang pháp lý rõ ràng, quy định áp dụng thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương để không xảy ra “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” khiến các doanh nghiệp du lịch và du khách bị mắc kẹt ở giữa.

Với một địa phương mà ngành dịch vụ, du lịch giữ vai trò là ngành kinh tế chủ lực như Thừa Thiên Huế, dịch COVID-19 khiến nền kinh tế của tỉnh giảm sút nghiêm trọng. Theo số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh, năm 2020 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 2,06% so cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, thấp hơn nhiều mức tăng 7,18% của năm 2019. Riêng khu vực dịch vụ giảm 0,79% (năm 2019 tăng 7,39%), đóng góp âm 0,38 điểm %. Tính chung cả năm 2020 lượt khách phục vụ tại các cơ sở lưu trú giảm 54,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế giảm 76,21%. Dự ước doanh thu cơ sở lưu trú năm 2020 ước đạt 792,3 tỷ đồng, bằng 45,15% so năm trước.

Năm 2021, ngành du lịch đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển du lịch với 3 kịch bản, gồm phương án thấp, trung bình và cao. Trong đó kịch bản phát triển cao đã tính đến việc dịch bệnh được kiểm soát tốt trong nước và trên thế giới, thì du lịch Huế sẽ phục hồi nhanh, đón khoảng 4-4,5 triệu lượt khách, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, khách nội địa chiếm khoảng 70-80%, doanh thu du lịch ước đạt gấp 2 lần.

Tuy dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng “hộ chiếu vắc-xin” là một yếu tố tích cực trong việc mở các đường bay quốc tế, đón khách du lịch, giúp các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng phục hồi nhanh.

Để đón cơ hội mới, vào cuối tuần này, hội nghị “Phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong trạng thái bình thường mới” sẽ được UBND tỉnh tổ chức. Đây là diễn đàn, cơ hội để các doanh nghiệp du lịch hiến kế, cùng các ban ngành liên quan tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới, từng bước đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở lại bình thường. Điều quan trọng, các doanh nghiệp du lịch cần sớm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách trong tình hình mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng

TIN MỚI

Return to top