ClockThứ Ba, 10/11/2020 12:30

Chế độ dành cho thân nhân, người lao động bị tai nạn chết người

TTH - Lũ bão kinh hoàng vừa qua gây ra nhiều tai nạn lao động chết người, đặc biệt là vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3 đã làm chết và mất tích 17 công nhân. Vấn đề nhiều bạn đọc quan tâm là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) dành cho thân nhân người lao động (NLĐ) bị tai nạn chết người.

Tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: Hà Nguyên
 

Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Khi xảy ra tai nạn lao động, phía doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí y tế (từ sơ cứu, cấp cứu đến điều trị) và trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị.

NLĐ bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân của họ được hưởng những chế độ nào? Theo ông Phan Quang Trung, Chánh Thanh tra Sở Lao động TB&XH, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra xác định chính xác đó có phải là tai nạn lao động chết người hay không. Khi Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh kết luận là tai nạn lao động chết người thì thân nhân của họ được hưởng những chế độ sau đây:

Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của NLĐ này gây ra với mức ít nhất 30 tháng tiền lương; trợ cấp cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động mà do lỗi của chính NLĐ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương (40% của 30 tháng tiền lương).

Đối với cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp tử tuất. Đối với trợ cấp tai nạn lao động, thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Trợ cấp tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất 01 lần. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ bị chết. Thân nhân của NLĐ bị chết do tai nạn lao động đáp ứng đủ điều kiện luật định được hưởng tiền tuất hằng tháng: 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Nếu không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định hoặc thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp con dưới 06 tuổi), con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: mức trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng BHXH nhưng không thấp hơn 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020, tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng.

Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp trả cho NLĐ bị chết do bị tai nạn lao động là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động
Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

TIN MỚI

Return to top