ClockThứ Năm, 11/11/2021 16:14

Trợ giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

TTH - Nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) đang thực sự là đòn bẩy cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Bình Tiến (TX. Hương Trà) vững vàng hơn trong phát triển kinh tế.

Chọn dự án cấp bách tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để đầu tư có trọng tâmLấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình anh Nhất giờ đã khá giả hơn

Từng bế tắc khi cái nghèo mãi đeo đẳng, anh Nguyễn Văn Nhất, thôn 3, xã Bình Tiến chưa bao giờ nghĩ đến chuyện có ngày mình sẽ có cơ ngơi khang trang như hôm nay.

Anh kể, trong lúc loay hoay tìm kế sinh nhai, vợ chồng anh được tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn 70 triệu đồng đầu tư phát triển cây cao su. Không chỉ hỗ trợ vay vốn, thời gian này, anh còn được các hội đoàn thể hỗ trợ tham gia một số lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, cạo mủ cây cao su; chăn nuôi bò, lợn sinh sản…

Sau thời gian đầu “trầy trật”, diện tích cao su anh đầu tư bắt đầu cho thu hoạch vào đúng thời điểm giá mủ đang ở mức cao, anh xem như mình “trúng mánh”. Từ đó, anh có điều kiện mở rộng diện tích cao su lên 2ha, đầu tư thêm 1ha rừng; đồng thời phát triển đàn bò dưới tán rừng nhằm giải quyết nhu cầu vốn tại chỗ. Nhờ nguồn vốn này, anh chính thức thoát được nghèo, đầu tư cơ ngơi khang trang, trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu, con cái được học hành đến nơi đến chốn.

Không riêng anh Nhất mà rất nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã Bình Tiến đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn TDCS.

Chị Nguyễn Thị Viết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Tiến chia sẻ: Hồng Tiến trước đây (nay sáp nhập 2 xã Bình Điền và Hồng Tiến thành Bình Tiến) chủ yếu là đồng bào dân tộc Pahy, Cơ Tu…; ý thức trong phát triển kinh tế không cao. Năm nào cũng thiếu ăn dịp giáp hạt, con cái không được đầu tư học hành; tư duy sản xuất “nhờ trời” nên đời sống khó khăn.

Chuyện sử dụng giống trong trồng trọt là một ví dụ. Người dân thường có thói quen sử dụng liên tục một giống lúa trong nhiều năm nên chất lượng lúa bị suy giảm, năng suất canh tác không cao. Lúc đó, cán bộ hội, đoàn thể phải kết hợp các buổi họp dân, họp tổ, tập huấn để khuyến khích người dân thay đổi tư duy sản xuất; phối hợp với các chương trình dự án của hội tập huấn các mô hình sản xuất kinh doanh; đến từng hộ vay tuyên truyền, tư vấn cho người dân sử dụng vốn đúng mục đích. Nhờ đó, người dân dần nhận thức hơn và bắt đầu quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư chất lượng con giống, cây giống cũng như phát triển các mô hình kinh doanh.

“Hiện nay 95% hộ dân trên địa bàn xã Bình Tiến đều đầu tư hệ thống nước sạch và vệ sinh khép kín. Các hộ gia đình khó khăn cũng được vay vốn cho con cái theo học, nên trình độ và nhận thức của các bạn trẻ đang được nâng cao. Các bạn trẻ đang có xu hướng trở lại quê hương cùng góp phần xây dựng và phát triển Bình Tiến”, chị Viết bộc bạch.

Bình Tiến có gần 300 hộ đồng bào DTTS trong tổng số gần 1.500 hộ đang sinh sống, trong đó có 27 hộ nghèo và 78 hộ cận nghèo là người đồng bào DTTS (toàn xã có 48 hộ nghèo và 117 hộ cận nghèo). Mục tiêu của xã trong những năm tới sẽ đưa số hộ nghèo xuống còn 2% (hiện nay hộ nghèo vẫn chiếm 3,2%). Muốn làm được điều này, việc hỗ trợ sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn được xem là bàn đạp.

Ông Lê Văn Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tiến chia sẻ: Nhờ nguồn vốn TDCS, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS trong xã ngày càng phát triển. Nhiều gia đình xây nhà cửa khang trang với nhiều vật dụng giá trị, có điều kiện cho con cái ăn học. Thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội TX. Hương Trà chuyển tải nguồn vốn đến bà con. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công tác giảm nghèo bền vững, ngoài việc hướng dẫn về khoa học kỹ thuật cho người vay vốn, bình xét đúng đối tượng, cần phải tăng cường hơn nữa nguồn lực về tài chính, nâng cao hạn mức các chương trình TDCS để người dân có điều kiện nhiều hơn trong đầu tư phát triển kinh tế.

Hiện, dư nợ TDCS trên địa bàn xã Bình Tiến gần 40,3 tỷ với 963 khách hàng còn dư nợ; riêng số hộ vay là người đồng bào DTTS chiếm gần 30%.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top