Mỏ khí Groningen hiện là mỏ khí lớn nhất châu Âu. Ảnh: AP
Về lộ trình sắp tới, chính phủ Hà Lan cho biết sản lượng từ mỏ Groningen sẽ giảm khoảng một nửa trong vòng 4 đến 5 năm tới và cuối cùng sẽ về 0 vào năm 2030.
Thủ tướng Mark Rutte nói: "Đích đến cuối cùng của chúng tôi là 0" và "Chúng tôi đặt an toàn lên hàng đầu”, ông phát biểu sau cuộc họp nội các.
Quyết định đóng cửa mỏ khí này một phần nhờ vào các nỗ lực trước đó như việc cắt giảm khai thác không hạn chế được các rung động, nguyên nhân được cho là đã gây ra các vấn đề sức khỏe do căng thẳng cho người dân Groningen.
Bộ trưởng Kinh tế Eric Wiebes nói, "Cho tới giờ thì chúng ta chỉ mới giải quyết hậu quả chứ chưa giải quyết được nguồn gốc vấn đề”. Và ông gọi quyết định trên là một “bước ngoặt”.
Hạn mức mới nhất về sản lượng khí đốt đầu ra của mỏ khí là 21,6 nghìn tỷ mét khối vào năm 2017, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh điểm 53,9 nghìn tỷ mét khối trong năm 2013.
Việc ngừng hoạt động của mỏ khí đốt Groningen được dự báo sẽ gây nhiều thách thức không nhỏ cho Hà Lan, đặc biệt là về tài chính và an ninh năng lượng. Mỏ khí cung cấp năng lượng cho 90% hộ gia đình Hà Lan và xuất khẩu thêm một lượng lớn ra các nước lân cận, tạo nên nguồn đóng góp ngân sách đáng kể cho chính phủ đất nước hoa Tulíp trong những năm qua.
Để khắc phục phần nào, chính phủ Hà Lan dự kiến xây dựng một nhà máy khai thác khí Nitơ trị giá 500 triệu euro (616,6 triệu USD), giúp nhà máy Gronigen giảm bớt lượng khai thác 7 tỷ mét khối một năm.
Thế Vĩnh (lược dịch từ DW)