ClockThứ Năm, 03/11/2022 07:43

Không chủ quan dù số ca mắc COVID-19 giảm sâu

Những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 giảm sâu, có ngày tới mức thấp nhất trong khoảng một năm trở lại đây. Đã có ý kiến cần công bố hết dịch, những diễn biến thực tế cho thấy tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó dịch và bảo đảm sức khỏe người dân.

Dịch cúm mùa có diễn biến bất thường sau COVID-19Đừng lầm tưởng dịch bệnh đã kết thúcWHO và ECDC: Châu Âu có thể có một đợt dịch COVID-19 khác

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho học sinh trên địa bàn TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). (Ảnh Phạm Hằng)

Theo GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), công bố hết dịch COVID-19 sẽ gặp những thách thức. Trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc-xin hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế… khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch sẽ không được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức; người dân sẽ có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội sẽ bị động.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc phải hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian; vi-rút SARS-CoV-2 liên tục có sự biến đổi với các biến thể mới, biến thể phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ khả năng làm tăng nặng, tử vong.

Do đó, Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới tổ chức họp định kỳ (3 tháng/lần) để đánh giá tình hình dịch trên toàn cầu và có những khuyến cáo đối với các quốc gia thành viên. Tại cuộc họp gần nhất, Ủy ban Khẩn cấp vẫn đánh giá “Thế giới vẫn trong tình trạng đại dịch COVID-19 và các nước cần tiếp tục tăng cường hệ thống giám sát và mở rộng năng lực điều trị, vắc-xin cho các đối tượng nguy cơ cao; đồng thời tiếp tục cập nhật kế hoạch chuẩn bị và ứng phó quốc gia với đại dịch COVID-19”.

Tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, công tác phòng, chống dịch đang được thực hiện theo phương thức quản lý rủi ro; bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Y tế chủ động điều chỉnh theo hướng giảm dần các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể như đã tạm dừng khai báo y tế; dừng cách ly đối với người nhập cảnh, người tiếp xúc; mở rộng việc điều trị tại nhà; việc khoanh vùng ổ dịch được thực hiện ở phạm vi hẹp nhất có thể; cập nhật các hướng dẫn về tiêm vắc-xin cho trẻ em; cập nhật hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế; cập nhật quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm, thu dung, điều trị người bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh; điều chỉnh hướng dẫn phòng, chống dịch đối với người dân từ 5K sang 2K (gồm khẩu trang, khử khuẩn)…

Trong tình hình hiện nay, dịch đang trong tình trạng được kiểm soát, các biện pháp phòng, chống cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới, tạo thuận lợi cho người dân trong hoạt động đi lại, lao động, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nếu dịch bùng phát trở lại ở địa phương nào đó thì các biện pháp ứng phó nghiêm ngặt sẽ được nhanh chóng áp dụng trở lại để kịp thời khống chế không để dịch tác động lớn tới an sinh xã hội, sức khỏe, tính mạng của người dân.

Mặt khác, Bộ Y tế cũng luôn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch COVID-19. Trong trường hợp tình hình dịch COVID-19 diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch và bảo đảm sức khỏe người dân.

Tình hình dịch ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể phụ mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Bộ Y tế thường xuyên đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ hai mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch. Tập trung triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc-xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch... Triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới “Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh” với thông điệp “Thực hiện-2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo, tại Việt Nam, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục kéo dài và có thể còn ca nặng, vì vậy, cần tiếp tục chính sách bảo vệ nhóm nguy cơ như người già, bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, không vì COVID-19 mà chúng ta bỏ qua các dịch khác.

Theo nhandan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TIN MỚI

Return to top