ClockThứ Bảy, 04/06/2022 13:45

Ngủ nhiều cũng đáng lo: Hậu quả và hướng khắc phục

TTH - Hầu hết mọi người đều biết đến tác hại của thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, ngủ nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, thậm chí nó cũng gây nên một số bệnh lý.

Ngủ quá ít hoặc quá nhiều tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh timNgủ quá ít dẫn đến tăng cân ở trẻ emLợi ích bất ngờ khi trẻ ngủ trước 9 giờ tối

Việc dùng máy tính trước khi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ. Ảnh: D. Trương

Thế nào là ngủ đủ giấc

Thời gian ngủ đủ với mỗi độ tuổi là khác nhau. Ví dụ như trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ dài từ 11-12 tiếng. Đối với người trưởng thành, chỉ nên dành từ 7-8 tiếng cho giấc ngủ là vừa đủ và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngủ ngày quá nhiều cũng sẽ gây nên nhiều bệnh lý. Giấc ngủ trưa, bạn chỉ nên ngủ từ 20-30 phút là tốt nhất.Những triệu chứng dưới đây có thể chứng tỏ rằng bạn đang ngủ quá nhiều trong ngày:

- Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu cả ngày

- Khó thức dậy vào mỗi buổi sáng

- Không tập trung khi làm việc

- Hay cảm thấy buồn ngủ.

Nguyên nhân ngủ nhiều

Ngủ nhiều do rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nó cũng là nguyên nhân gây nên ngủ nhiều ở một số người.

Ngủ rũ

Ngủ rũ cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Khi mắc căn bệnh này, não bộ của bạn sẽ mất khả năng kiểm soát được thời gian thức - ngủ thông thường. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày và cảm giác luôn buồn ngủ ở mọi thời điểm.

Hội chứng chân không nghỉ

Người mắc hội chứng chân không nghỉ thường hay bị mất ngủ và khó chịu vào ban đêm, giấc ngủ sẽ không được sâu. Và chính vì điều đó khiến họ buồn ngủ vào ban ngày, gây rối loạn giấc ngủ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi thở, đường thở của bạn có thể sẽ bị nghẽn một phần hoặc toàn bộ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, quá trình này sẽ lặp đi lặp lại suốt đêm, khiến bạn bị mất ngủ hoặc đã ngủ những vẫn không cảm thấy sảng khoái. Lâu ngày dẫn đến tình trạng cần ngủ bù, ngủ nhiều vào ban ngày...

Hậu quả của ngủ nhiều

Gây béo phì

Khi ngủ nhiều, thời gian vận động của bạn càng ít, lượng calo trong cơ thể sẽ không bị đốt cháy, dẫn đến tình trạng cân nặng sẽ tăng dần theo thời gian.

Bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu chỉ ra ngủ quá lâu hoặc không đủ mỗi đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Suy giảm chức năng tim mạch

Trong quá trình ngủ, tim của bạn sẽ ở trạng thái cần được nghỉ ngơi và nhịp tim khi đó sẽ giảm. Do vậy, nếu ngủ quá nhiều thì tim sẽ dần quen với việc nhẹ nhàng, nên khi cơ thể làm việc thì tim sẽ rất dễ tăng nhịp nhanh.

Ảnh hưởng đến não

Ngủ quá nhiều trong một khoảng thời gian dài và liên tục dễ khiến cho bộ não bị lão hóa nhanh và thậm chí là già hơn 2 năm tuổi. Khi đó, não bộ sẽ không hoạt động nhanh nhạy, làm giảm trí nhớ, ảnh hưởng nhiều đến đời sống hàng ngày.

Nhức đầu

Các nhà nghiên cứu đánh giá điều này xảy ra do ảnh hưởng của việc ngủ nhiều đối với một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm serotonin. Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày dẫn tới mất ngủ vào ban đêm hay thấy mình bị đau đầu vào buổi sáng.

Trầm cảm

Trầm cảm phần lớn thường liên quan đến chứng mất ngủ. Nhưng hiện nay có đến khoảng 15% những người bị trầm cảm là do ngủ quá nhiều. Nếu người bệnh ngủ quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bệnh trầm cảm ngày càng nặng hơn và quá trình hồi phục sẽ khó khăn hơn.

Ngủ nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ

Theo một số nghiên cứu, những người ngủ quá 10 tiếng một ngày có tỷ lệ đột quỵ cao hơn đến 70% so với những người có giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng.

Hướng khắc phục

Cố gắng ngủ đủ giấc vào buổi tối. Ngủ đủ ở đây là giấc ngủ từ 7-8 tiếng. Hãy thiết lập giờ đi ngủ và giờ thức dậy cho bản thân và cố gắng thực hiện một thời gian dài để cơ thể quen dần lại với chế độ sinh hoạt khoa học này.

Tránh dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Việc dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ dẫn đến tình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày hôm sau.

Vận động nhẹ. Đi bộ 10-15 phút có thể giúp bạn hạn chế được cơn buồn ngủ một cách nhanh chóng.

Chế độ ăn uống khoa học. Việc ăn uống vào một khoảng thời gian cố định trong ngày, đặc biệt là bữa sáng sẽ giúp bạn có đủ năng lượng trong ngày. Vì thiếu hụt năng lượng là nguyên nhân khiến các cơn buồn ngủ tăng lên.

Ngủ trưa 20-30 phút. Giấc ngủ trưa ngắn đem lại tinh thần thoải mái đồng thời giúp bạn ngủ ít hơn vào buổi tối.

Không uống rượu bia trước khi ngủ. Rượu bia có thể giúp bạn dễ ngủ, nhưng thực tế nó khiến giấc ngủ của bạn không sâu, thậm chí bạn có thể thức dậy vào ban đêm và không đủ tỉnh táo cho ngày hôm sau.

TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

TIN MỚI

Return to top