ClockThứ Sáu, 06/05/2022 12:43

Chia sẻ cùng bệnh nhân Thalassemia

TTH.VN - Sáng 6/5, Công đoàn Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Trung tâm Huyết học - Truyền máu và Câu lạc bộ Blouse Xanh (Trường Đại học Y Dược Huế) tổ chức hoạt động giao lưu, thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân Thalassemia đang điều trị tại bệnh viện.

Nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gia tăng sau khi nhiễm COVID-19Phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia): Cha mẹ được tầm soát, con sống khỏe“Nhịp cầu yêu thương” của bệnh nhân ThalassemiaẤm áp “Tết yêu thương” cho bệnh nhân ThalassemiaCháu bé bị bệnh tan máu bẩm sinh cần giúp đỡ

Các bạn nhỏ giao lưu cùng các anh chị tình nguyện viên ỏ CLB Blouse xanh

Đây là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng 36 năm Ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), với mong muốn chia sẻ sự đồng cảm ấm áp với các bệnh nhân tan máu bẩm sinh. Đồng thời, tiếp tục truyền đi thông điệp: "Hãy cùng quan tâm, chia sẻ và chung tay nâng cao hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh".

Thalassemia còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu do tan máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị đầy đủ sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng lâu dài, như: xơ gan, suy tim, suy tuyến nội tiết, các biến chứng về xương, sỏi mật, sạm da…, khiến bệnh nhân chậm phát triển thể chất, giảm sức học tập, lao động, tuổi thọ thấp.

Trên thế giới có khoảng 7% người dân có mang gen bệnh tan máu bẩm sinh và khoảng 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Tại Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ người dân là đồng bào dân tộc miền núi mang gen bệnh cao, chiếm từ 20 - 40%, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp. Cho đến nay việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh mà chưa thể chữa khỏi bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Huế đang quản lý hơn 300 bệnh nhân Thalassemia đến từ các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Số lượng phát hiện mới mỗi năm khoảng 20-30 bệnh nhân. Bên cạnh đó có nhiều bệnh nhân Thalassemia thể nhẹ hay mang gen bệnh được phát hiện tình cờ qua khám sàng lọc xét nghiệm máu.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, ưu tiên đầu tư 6 bệnh viện lên tầm quốc tế, trong đó có Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Với bề dày truyền thống 130 năm, BVTW Huế đang đón đầu nhiều cơ hội phát triển. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế và được ông thông tin:

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Thừa Thiên Huế - Champasak (CHDCND Lào)

Ngày 26/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến có buổi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak (Cộng hòa DCND Lào) do ông Alounxai Sounnalath, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Champasak làm Trưởng đoàn. Cùng dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Thừa Thiên Huế - Champasak CHDCND Lào

TIN MỚI

Return to top