ClockThứ Bảy, 30/06/2018 06:30

Xã hội hóa bảo tồn, phát huy giá trị di sản

TTH - Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa (DSVH) được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, TP khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi, mở ra cơ hội cũng như trách nhiệm để người dân và các ban ngành chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

“Văn hiến kinh kỳ” sẽ được đưa vào nhà hátPhát huy giá trị di sản mỹ thuật Huế: Liên kết để bảo tồn & phát huy“Chúng em với di sản văn hóa Huế”Chăm lo cho di sảnTiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Du khách tham quan Đại Nội. Ảnh: Thu Thủy

Những năm gần đây, trong hoạt động quản lý DSVH, UBND TP. Huế thường xuyên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các sở, ban ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích. Nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được phân cấp quản lý, lập hồ sơ xếp hạng và đầu tư tu bổ, tôn tạo. Trong đó, đã tiến hành giải tỏa hàng trăm hộ dân để cắm mốc giới khoanh vùng bảo vệ di tích, ngăn chặn và xử lý những hành vi lợi dụng DSVH để kiếm lợi phi văn hóa; di sản kiến trúc nhà vườn Huế đã được điều tra, khảo sát, đánh giá và lập đề án quản lý, bảo vệ. Ngoài ra, các loại hình DSVH phi vật thể như nhã nhạc cung đình Huế, ca Huế, diều, thư pháp, múa lân, ẩm thực, nghệ thuật cây cảnh, trò chơi dân gian, thể thao dân tộc… không ngừng được bảo tồn và phát huy.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP. Huế Phạm Thị Quỳnh Dao cho rằng, thành phố rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô gắn với xây dựng và phát triển đô thị, với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị trung tâm. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo tồn mà còn là lực lượng giám sát nhanh và hiệu quả, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết kịp thời nhiều hành vi vi phạm liên quan đến di sản trên địa bàn.

Hiện, nhiều công trình trong quần thể di tích được trùng tu và phục hồi, trong đó UBND TP. Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo như dự án trùng tu, phục hồi di tích Ngọ Môn, phục hồi Nhật Thành Lâu trong khu vực Tử cấm thành, phục hồi tổng thể lăng vua Tự Đức, xây dựng hạ tầng kỹ thuật Đại Nội Huế, đầu tư hệ thống chiếu sáng quảng trường Kỳ Đài- Ngọ Môn... Mặt khác, TP. Huế cũng đang triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm, giải tỏa di dời dân cư ở Hộ Thành hào, Thượng Thành, nạo vét sông Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu, chỉnh trang hai hồ Tân Miếu - Võ Sanh trong kinh thành Huế, tạo bộ mặt cho đô thị trung tâm ngày càng khang trang và hiện đại.

Theo bà Phạm Thị Quỳnh Dao, những năm qua, các doanh nghiệp và người dân địa phương không chỉ tham gia bảo vệ di tích mà còn tham gia đóng góp nguồn lực để tu bổ di tích với tổng kinh phí đóng góp hơn 5 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được sử dụng để trùng tu di tích và bảo vệ di sản, điển hình là trùng tu điện Hòn Chén, lăng Trường Mậu, lăng Trường Cơ, ủng hộ đóng góp đưa chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh (mẹ vua Thành Thái) từ Pháp về Huế trưng bày...

Với phương thức xã hội hóa, hình thức hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian ngày càng đa dạng với các trung tâm nghiên cứu, câu lạc bộ văn hóa- nghệ thuật, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, bảo tàng ngoài công lập, tập hợp được các chuyên gia và những người có tâm huyết, hoạt động hiệu quả mà không phải dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, tránh tình trạng xuống cấp của hệ thống các DSVH. Đã có nhiều lễ hội truyền thống tốt đẹp và các loại hình diễn xướng dân gian độc đáo đang dần mai một được phục hồi mà phần đóng góp quan trọng, mang tính quyết định đó là từ cộng đồng.

 Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
Phát huy vai trò của cán bộ nữ

Vai trò của cán bộ nữ ngày càng được khẳng định. Vì vậy, trong thời gian tới công tác cán bộ nữ cần được quan tâm nhiều hơn.

Phát huy vai trò của cán bộ nữ
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

TIN MỚI

Return to top