ClockThứ Sáu, 17/01/2020 19:33

Tết Huế qua một số nghề truyền thống

TTH.VN - Ngày 17/1, Bảo tàng Văn hóa Huế mở cửa phòng trưng bày chuyên đề “Tết Huế qua một số nghề truyền thống”, nhằm giới thiệu đến công chúng nét đẹp riêng của tết Huế qua các sản phẩm thủ công truyền thống.

Bảo tàng văn hóa Huế: Hướng đến mô hình bảo tàng đời sốngĐộc đáo tín ngưỡng thờ Mẫu ở HuếThiếu nhi tập làm bánh

Không gian trưng bày giới thiệu nét độc đáo của các sản phẩm truyền thống trong dịp tết

Mỗi dịp tết về, các làng nghề truyền thống ở Cố đô Huế lại rộn ràng, nhộn nhịp để góp thêm sắc xuân cho xứ Huế. Ngay từ 23 tháng Chạp, những bức tượng ông Táo từ làng Địa Linh đã đến với gian bếp mỗi gia đình, mang theo mong ước về một năm mới may mắn, đủ đầy. Những bông hoa giấy Thanh Tiên rực rỡ sắc màu cũng lan tỏa khắp phố thị, làng quê. Lại thêm vài nén nhang thơm của làng Thủy Xuân là hương vị ngày tết như bao trùm cả không gian.

Để giới thiệu nét văn hóa độc đáo này, Bảo tàng Văn hóa Huế giới thiệu đến công chúng các nghề truyền thống: Nghề làm hương trầm ở Thủy Xuân, nghề làm trướng – liễn giấy làng Chuồn, nghề làm tranh làng sình, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên, nghề làm hạt nổ và nghề đúc tượng ông táo. Qua tư liệu, hình ảnh, hiện vật, mỗi nghề đều được bảo tàng giới thiệu chi tiết xuất xứ, đặc trưng, nét độc đáo và các công đoạn làm ra sản phẩm…

Bà Nguyễn Hồng Hoa Tranh, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế, chia sẻ: “Trong tết Huế, lễ nghi, cúng kiếng là phần quan trọng nhất, được người dân duy trì thực hiện rất trang nghiêm, bài bản, với sự kính cẩn, thành tâm. Trước tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng rước ông bà về ăn tết, cúng giao thừa. Mồng ba tết là cúng đưa, rồi cúng đầu năm, cúng rằm Nguyên tiêu, cúng làng, cúng xóm, cúng họ… Chúng tôi muốn giới thiệu đến người xem những nghề truyền thống gắn với phong tục thờ cúng tổ tiên và đời sống văn hóa tâm linh của người dân xứ Huế”.

Phòng trưng bày sẽ mở cửa đến 17/2.

Một số sản phẩm nghề truyền thống trong dịp tết tại không gian trưng bày của Bảo tàng Văn hóa Huế do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Nghề làm hạt nổ vẫn âm thầm tồn tại ở làng Lại Ân (Phú Vang)

Nghề làm hương ở Thủy Xuân tồn tại và phát triển hàng trăm năm, góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Huế

Hoa giấy Thanh Tiên khoe sắc cùng tết

Tượng ông Táo, sản phẩm của làng Địa Linh ​(Hương Vinh, Hương Trà)

Mẫu ván khắc dùng in tranh làng Sình

Tranh dân gian làng Sình - Bộ bát âm

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống

Sau thời gian nâng cấp, sửa chữa, tòa nhà số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế (trước đây là Trung tâm Văn hóa Phương Nam) đã đưa vào hoạt động với diện mạo và tên gọi mới - Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trải nghiệm các nghề truyền thống Huế (viết tắt là Không gian NTT Huế).

Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

TIN MỚI

Return to top