ClockThứ Năm, 01/09/2016 06:10

Tạo sức sống cho ca Huế

TTH - Đưa ca Huế thấm sâu vào đời sống cộng đồng và đào tạo khán giả, lực lượng kế cận là việc quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị ca Huế. Điều này không phải là chuyện một sớm, một chiều.

Thấm sâu vào đời sống

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Cục Di sản văn hóa cho rằng: “Để có thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO, ca Huế cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sáng tỏ thêm những giá trị nổi bật đối với sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức của cộng đồng để đạt đến sự hiểu biết đầy đủ về di sản và sự đồng thuận, tự nguyện bảo vệ di sản”.

Các nghệ sĩ ca Huế trên sông Hương

Theo ông Minh Khiêm, người dành nhiều tâm huyết với ca Huế, việc bảo tồn và phát huy vốn quý ấy vẫn được đặt ra, tuy nhiên, vấn đề càng cấp bách trong giai đoạn hiện nay. “Cần chú trọng đến công tác truyền dạy, quảng bá ca Huế qua việc xuất bản nhiều hơn tài liệu, sách, băng, đĩa, phim về học đàn, hát, giới thiệu về ca Huế. Các chương trình dạy đàn, hát ca Huế cũng cần được phát trên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh và các đài truyền hình, truyền thanh các địa phương trong tỉnh. Từ chỗ biết ca Huế qua giới thiệu, qua giọng ca, tiếng đàn, dần dần người nghe hiểu được cái hay, cái đẹp của ca Huế và sẽ yêu thích. Đó là một quá trình lâu dài, kiểu “mưa dầm thấm đất””, ông Khiêm nhấn mạnh. Ngoài ra, trong các hoạt động liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng, đặc biệt là liên hoan các làng văn hóa, cần khuyến khích đưa vào chương trình các tiết mục ca Huế và dân ca, tạo thành phong trào đàn và hát dân ca từ cơ sở, làm cho các câu hò, điệu lý thấm sâu và trở thành mạch nguồn của đời sống cộng đồng.

Nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB Ca Huế Phú Xuân cho rằng, một trong những công việc đầu tiên của công tác bảo tồn ca Huế là cần có kế hoạch ghi hình, thu tiếng các bài bản lớn của các nghệ nhân đàn, ca Huế lão thành đang ngày một mỏng dần. Đây là những báu vật nhân văn sống cần được tư liệu hóa để trao truyền cho thế hệ mai sau.

Việc sáng tác lời mới cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy ca Huế. Ông Minh Khiêm lưu ý: “Nhiều bài ca Huế được truyền dạy qua nhiều thế hệ đã xưa cũ về nội dung. Cảnh vật, con người, xã hội… hôm nay đã khác xưa. Ca từ ca Huế cũng phải đổi thay để phù hợp với đề tài, tâm tư, cách nghĩ, cách thưởng thức của công chúng hôm nay”. Tuy vậy, những người viết lời mới cho ca Huế trước đây đã ít, nay lại càng ít hơn. Cần xây dựng được đội ngũ tác giả viết lời mới qua việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những cây bút trẻ, khuyến khích các tác giả thơ tham gia viết lời mới cho ca Huế.

Đưa vào trường học 

Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay: “Nguy cơ tiềm ẩn đối với di sản nghệ thuật ca Huế rất cao. Việc đưa ca Huế vào giảng dạy trong các trường học là một giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao để bảo tồn và phát huy giá trị, tạo nên sức sống cho ca Huế”.

Không gian ca Huế thính phòng là nơi các nghệ sĩ trao truyền đam mê

Đưa ca Huế vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy ca Huế mà còn giúp học sinh nhận ra những giá trị nhân văn to lớn ẩn chứa trong nội dung từng bài bản. Từ đó, giúp các em biết trân trọng, yêu quý di sản, đồng thời góp phần định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc của các em. Không những thế, việc đưa ca Huế vào trường học sẽ giúp các em có niềm đam mê với ca Huế nói riêng và âm nhạc dân tộc nói chung, có khả năng thực hành biểu diễn, cảm thụ những làn điệu ca Huế. Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản ca Huế.

Ca Huế đã sớm được đưa vào giới thiệu trong trường học, tiêu biểu như Trường THCS Nguyễn Chí Diểu. Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu quả của việc đưa di sản ca Huế đến với thế hệ trẻ trong trường học, phát huy sức sống lâu bền của ca Huế trong đời sống đương đại vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Việc dạy và học ca Huế chỉ mới dừng ở mức như một môn học ngoại khóa, mang tính chất giới thiệu, chưa được đầu tư, chú trọng trong hệ thống các môn học của nhà trường. Vấn đề quan trọng là vẫn chưa biên soạn được một giáo trình cơ bản về ca Huế có chất lượng lồng ghép vào giờ âm nhạc hoặc sinh hoạt ngoại khóa phù hợp với trình độ của học sinh. cần mạnh dạn xây dựng một hệ thống giáo án giảng dạy ca Huế áp dụng vào bộ môn âm nhạc trong nhà trường, chú trọng các hình ảnh, video clip sinh động.

ông Cao Chí Hải lưu ý: “Công tác giảng dạy ca Huế trong nhà trường phải giành được tình cảm của học sinh để các em thực sự hiểu, yêu ca Huế. Việc truyền dạy ca Huế không nên áp dụng máy móc mà cần được đặt trong bối cảnh nhà trường, chú ý đến mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng tham gia và hiệu quả đào tạo. Mời các nghệ nhân ca Huế lão thành có tài năng, tâm huyết đến truyền dạy thực hành nghệ thuật trong các trường học; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy nhạc của các trường về kiến thức truyền dạy ca Huế với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân”.

Trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp, cần gắn kết công tác đào tạo giữa Trường trung cấp VHNT với thực hành tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, tạo điều kiện cho học viên được thử thách với thực tế và cũng là cơ hội để nhà hát phát hiện, lựa chọn những người có năng khiếu bổ sung lực lượng trẻ cho đơn vị. Ngoài ra, cần chú trọng truyền dạy ở các CLB, đội văn nghệ theo phương thức truyền thống: truyền ngón, truyền khẩu, một thầy một trò. “Các cơ quan hữu quan cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho các nghệ nhân tham gia truyền dạy ca Huế theo lối truyền khẩu tại tư gia. Chính đội ngũ này những năm qua đã có công không nhỏ trong việc đào tạo thế hệ kế cận” - nhà thơ Võ Quê bộc bạch.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài

TIN MỚI

Return to top