ClockThứ Hai, 14/02/2022 13:47

Chờ Festival thơ Huế

TTH - Diễn ra lần đầu vào năm 2004, Festival thơ Huế là chương trình thi ca của thi sĩ xứ Huế qua các kỳ Festival Huế. Đến nay, sau 18 năm với 8 lần tổ chức, Festival thơ Huế đã ghi dấu ấn trong lòng người yêu thơ, yêu nghệ thuật xứ Huế.

Hoãn Festival Huế 2020 sang năm sauFestival Huế 2020: Điểm nhấn quan trọng để kích cầu du lịchTìm sản phẩm lưu niệm cho Festival Huế 2020

Những kỳ Festival thơ luôn mang lại ấn tượng khó phai với khán giả. Ảnh: Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế

Khi biết tin Festival thơ Huế 2022 nằm trong chuỗi hoạt động Festival bốn mùa của Huế, nhiều người đã mang tâm lý hào hứng, mong chờ. Ắt hẳn nhiều người vẫn còn ấn tượng với Cổng thơ trên bãi cỏ xanh mượt quanh Nhà Kèn tại Festival thơ Huế 2006, hình ảnh những nhà thơ trẻ của Huế “diễn thơ” tại Festival thơ Huế 2010, giọng ngâm thơ của các nhà thơ ở sáu tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ tại Festival thơ Huế 2012,… Với những ấn tượng khó phai ấy, nhiều người đã tự hỏi, trở lại với công chúng sau quãng thời gian gián đoạn vì dịch COVID-19, Festival thơ Huế 2022 có gì đáng mong chờ?

Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, năm nay, Festival thơ Huế 2022 mang chủ đề “Thơ Huế và di sản”. Ông giải thích: Thơ Huế và di sản từ lâu đã là mối liên lạc hỗ tương. Huế có một di sản thi ca thật đặc biệt đó là thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân với bao trầm tích văn hóa Huế.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cũng cho rằng, di sản Huế, bên cạnh những di sản vật thể do con người sáng tạo nên với hài hòa tuyệt đối với thiên nhiên là chủ đích tuyệt vời, thì di sản phi vật thể, cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa của miền sông Hương núi Ngự; với không gian văn hóa Huế còn gìn giữ trong tà áo dài, trong chiếc nón bài thơ, trong lời ăn tiếng nói, trong giọng Huế dạ thưa, trong các món ẩm thực Huế như cơm hến, bánh bèo… với những dấu ấn của một Huế hiện đại bên cạnh sự cổ kính kinh kỳ một thuở...; tất cả đã gợi niềm cảm hứng cho các thi nhân sáng tác.

Festival thơ Huế 2022 sẽ diễn ra vào đêm 15/2, khán giả sẽ một lần nữa được thưởng thức tác phẩm “Nguyên tiêu” của Bác Hồ viết năm 1948. Chính vì ảnh hưởng lớn của bài thơ bất hủ đó nên những năm gần đây Tết Nguyên tiêu của nước ta đã mang thêm một ý nghĩa mới vì ngày đó đã lấy để làm “Ngày thơ Việt Nam”. Tiếp sau đó, chương trình giới thiệu những bài thơ, những ca khúc về mùa xuân, về di sản Huế của các nhà thơ cổ điển như đại thi hào Nguyễn Du với bài “Thu chí” có câu “Hương giang nhất phiến nguyệt/Kim cổ hứa đa sầu”. Ở Huế có một di sản thi ca rất đặc biệt đó là “Thơ trên kiến trúc cung đình Huế”. Hiện nay, theo số liệu thống kê, trên kiến trúc cung đình Huế hiện còn 2.945 đơn vị ô hộc chữ Hán với 1.087 bài thơ. Chương trình “Thơ Huế và di sản” kỳ này giới thiệu ba bài thơ khắc trên điện Thái Hòa do ông Nguyễn Phước Hải Trung chuyển dịch. Festival thơ Huế cũng giới thiệu một số tác phẩm của các nhà thơ gắn bó với Huế, như: “Tết của mẹ tôi” của Nguyễn Bính, “Trong đôi mắt Huế” của Đông Hồ, “Chiều Hương giang” của Nguyễn Khoa Điềm, “Xứ sở dịu dàng” của Phạm Tấn Hầu, “Chúa Sãi mười năm ở Phước Yên” của Phạm Nguyên Tường, “Nữ sinh Đồng Khánh” của Mai Văn Hoan, “Mưa Huế” của Hồ Đắc Thiếu Anh, “Tản mạn Huế” của Lê Tấn Quỳnh…

Đêm Festival Thơ Huế cũng điểm xuyết bởi các ca khúc quen thuộc như: “Mùa xuân nho nhỏ” (thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn), “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao, ca khúc “Cơm hến” (thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, nhạc Trầm Tích)…

Cũng trong khuôn khổ chương trình Festival Thơ Huế 2022 còn có triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa Cố đô Huế” do Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế; “Viếng mộ thi nhân”, dâng hương các thi nhân, nhân sĩ trí thức đã yên nghỉ tại Huế ở Nghĩa trang Phan Bội Châu, nghĩa trang Từ Hiếu…

 ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lo ngại thời tiết, doanh nghiệp tự nguyện dừng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ thương mại Festival 2024

Theo Ban Tổ chức Hội chợ thương mại Festival 2024 (Hội chợ), để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của mưa bão, nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) và các gian hàng của các Trung tâm Xúc tiến thương mại, Đầu tư và Du lịch/Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại các tỉnh đã tự nguyện kết thúc trưng bày sản phẩm tại Hội chợ trước thời gian dự kiến

Lo ngại thời tiết, doanh nghiệp tự nguyện dừng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ thương mại Festival 2024
Thêm cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm

Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024 sẽ được Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ( gọi là Trung tâm) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương tổ chức từ ngày 16/9/2024 đến ngày 22/9/2024.

Thêm cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm
“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Sôi động giải chạy bộ Huasen Jogging 2024 - “Nâng cao sức khỏe - Nâng tầm doanh nghiệp”

Sáng 30/6, tại Nghinh Lương Đình, TP. Huế, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động chạy bộ Huasen Jogging 2024 với chủ đề “Nâng cao sức khỏe - Nâng tầm doanh nghiệp”. Hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội Thể thao vì sức khỏe cộng đồng “Hue Sport Festival 2024”.

Sôi động giải chạy bộ Huasen Jogging 2024 - “Nâng cao sức khỏe - Nâng tầm doanh nghiệp”

TIN MỚI

Return to top