ClockThứ Sáu, 25/11/2016 10:23

Ca múa nhạc dân tộc phải đậm đà bản sắc, mang hơi thở thời đại

TTH.VN - Ngày 24/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1951-2016) Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Chúc mừng các thế hệ nghệ sĩ, cán bộ của Nhà hát có những đóng góp rất đáng trân trọng, rất ý nghĩa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh bên cạnh việc tôn vinh những giá trị truyền thống, nghệ sĩ tên tuổi, cần có cơ chế cổ vũ, khuyến khích những gương mặt mới, đáp ứng thị hiếu mới của công chúng, trong bối cảnh đất nước mở cửa, văn hóa nếp sống từ bên ngoài du nhập vào rất mạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định không gian sáng tạo cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ luôn rất rộng. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước thì công việc chính thuộc về các nghệ sĩ.

Theo Phó Thủ tướng, cha ông ta từ nghìn đời đã trao truyền lại cho chúng ta rất nhiều di sản, những tác phẩm giá trị. Thế hệ hôm nay cần không chỉ phát huy mà còn phải làm mới, làm giàu, bồi đắp những di sản đó bằng cả công nghệ, lối sống mới. Đó là trách nhiệm với thế hệ đi trước.

“Làm sao các thế hệ đi trước truyền lại ngọn lửa, kinh nghiệm cho lớp sau để văn hóa truyền thống của Việt Nam được tỏa sáng, hiện đại, hội nhập nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc, để những nét văn hóa truyền thống vẫn có sức lôi cuốn đương đại”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng mong muốn giới văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục góp thêm sức mạnh, cảm hứng vào công cuộc đổi mới, cổ vũ cái mới, cổ vũ cái tốt để đẩy lùi những thứ trì trệ lạc hậu, cái ác, cái xấu. Mỗi chương trình, tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam khi biểu diễn ở nước ngoài cần không chỉ là niềm tự hào với truyền thống đấu tranh mấy nghìn năm, với một nền văn hóa cổ truyền mà còn tự tin có thể sánh cùng các tác phẩm của thế giới.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

TIN MỚI

Return to top