ClockThứ Hai, 24/03/2014 11:08

Nghĩ từ hai nhà gươl ở làng A Xăng

TTH - Đến làng A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, mọi người đều dễ dàng nhìn thấy làng có đến hai nhà gươl. Một nhà gươl được xây theo kiểu truyền thống và một nhà gươl được xây bằng bê tông cốt thép. Nhà gươl xây theo kiểu truyền thống được hình thành bằng việc người dân tự đóng góp. Còn nhà gươl còn lại do nhà nước và các tổ chức tài trợ. Một nhà gươl ở phía trên cao, một nhà gươl ở phía dưới và thấp hơn một tý.
Có một điều đặc biệt là giữa hai nhà gươl có một sự phân hóa chức năng do người dân làng A Xăng, còn gọi là thôn A Xăng tự chia ra. Đó là các hoạt động chung được chia theo việc hành chính hay việc riêng, thuộc về bản sắc văn hóa của làng. Những lúc họp chi bộ thôn, triển khai các chương trình mà nhà nước hay Đảng giao thì làng tổ chức ở nhà gươl bằng bê tông. Còn những lúc họp làng với những nghi lễ, hay lễ cưới, múa hát … thì làng tổ chức ở nhà gươl truyền thống.

Đường vào nhà gươl

 
Ông Rapat Diên, già làng A Xăng cho biết: “Làng mình có hai nhà gươl nên có nhiều thứ phải chia ra hai. Cái gì thuộc về Đảng, Nhà nước thì mình qua bên nhà gươl bê tông, còn sinh hoạt riêng của làng, của bà con thì tổ chức bên nhà gươl truyền thống. Đêm đến, thanh niên của làng cũng như người già, chỉ thích đến nhà gươl truyền thống thôi. Ít thích qua bên nhà gươl bê tông vì nó nóng và không thuận tiện cho sinh hoạt của làng, của bà con”.
Vì sao có sự phân chia như vậy? Câu hỏi này không dễ trả lời. Bởi lẽ, điều đầu tiên cần biết chính là A Xăng nói riêng và Thượng Long nói chung, là địa phương có đông đồng bào Katu hiếm hoi ở Nam Đông còn giữ được những nét văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Ngoài ngôi nhà gươl được xây theo kiến trúc, chất liệu truyền thống, người làng còn giữ được những nét văn hóa rừng núi mà cha ông truyền lại. Đó là những sản phẩm thủ công truyền thống, những bài ca, điệu múa. Đó còn là âm sắc Katu chưa bị ảnh hưởng bởi giọng nói của đồng bào Kinh. Nhiều yếu tố đã làm nên A Xăng riêng biệt.
Có một điều cần phải ghi nhận chính là nỗ lực của người dân làng A Xăng trong việc xây dựng cho riêng mình một ngôi nhà gươl theo kiến trúc và chất liệu truyền thống. Đi khắp Nam Đông, hiện nay, ngoài nhà gươl truyền thống của làng A Xăng, còn có một nhà gươl cũng theo kiến trúc và chất liệu truyền thống là nhà gươl của thôn Dỗi, xã Thượng Lộ. Một bên do người dân tự làm, một bên do hỗ trợ từ các đơn vị bên ngoài. Nhưng phải nói rằng, sự tồn tại của nhà gươl truyền thống ở làng A Xăng bên cạnh những ngôi nhà gươl được hỗ trợ khác là một thực tế cho thấy người làng A Xăng vẫn mong muốn có ngôi nhà do chính làng tự đóng góp xây dựng nên.
Ý thức tự bảo tồn này có giá trị to lớn trong sự phát triển của cuộc sống với những tiện nghi hiện đại, những dòng chảy văn hóa mới xâm nhập vào, những hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể đang dần thay thế những gì thuộc về truyền thống. Nhìn cả làng A Xăng, toàn là những ngôi nhà được xây theo kiểu hiện đại. Bê tông cốt thép và nhà trệt. Một ngôi nhà sàn cực kỳ hiếm hoi. Có còn chăng chỉ là những cái sàn nhỏ, nơi những cụ già còn chút lưu luyến vốn cổ thường sinh hoạt mà thôi. Ngôi nhà gươl truyền thống của làng A Xăng trở thành cái điểm tự duy nhất cho tinh thần Katu. Bởi vì, chính sự phân chia hoạt động của người làng đã phần nào chỉ ra điều này.
Ông Lê Minh Khánh, PCT UBND xã Thượng Long, huyện Nam Đông, nói: “Nhà gươl là nơi tổ chức những sinh hoạt truyền thống của đồng bào mình. Làng A Xăng may mắn có được hai ngôi nhà gươl để tổ chức những hoạt động khác nhau. Nhờ đó, người làng càng yêu quý hơn, trân trọng hơn những giá trị văn hóa Katu của mình. Điều băn khoăn của làng A Xăng là làm thế nào để bảo tồn, duy trì ngôi nhà gươl truyền thống đời này qua đời khác. Vì hiện nay, nó cũng xuống cấp rồi.”
Một ngôi làng có hai nhà gươl như A Xăng ở xã Thượng Long có những điều đáng phải lưu ý và nghiên cứu kỹ lưỡng về nguyện vọng của người đồng bào trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của mình. Mà ngôi nhà gươl là một biểu tượng của sự tồn tại những thể chế văn hóa Katu truyền thống. Việc duy trì và nỗ lực tự thân của người làng A Xăng đối với ngôi nhà gươl truyền thống là điều đáng ghi nhận về nhiều mặt. Vừa có ý nghĩa kiến trúc vừa có ý nghĩa “thành trì” che chở cho giá trị văn hóa truyền thống cuối cùng của đồng bào Katu ở A Xăng.
Đình Đính
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết ở Grand Prairie

Lễ hội đón Tết cổ truyền của người Việt đã làm sáng bừng Asia Times Square tại Grand Prairie (Texas) vào các ngày cuối tuần từ 17/1 đến ngày 2/2. Sự kiện hàng năm này đã thu hút hàng nghìn du khách, cùng nhau chào đón năm mới Ất Tỵ để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam trên đất cờ hoa.

Tết ở Grand Prairie
Hương xuân chưa phai

Ngoại nói với tôi, dù tuổi ngoại đã cao, sức ngoại đã yếu, song ngoại vẫn còn “ham” Tết lắm!

Hương xuân chưa phai
Lễ Nguyên đán thời Nguyễn

Nguyên đán là một điển lễ triều hội của Triều Nguyễn, xưa lễ này gọi là “tiết Nguyên đán” (tết Nguyên đán). Theo quy định được tổ chức tại những địa điểm quan trọng gọi là “Ngự tiền” (là khu vực phía trước vua ngự - cụ thể là ở điện Thái Hòa và điện Cần Chánh). Lễ Nguyên đán còn tổ chức ở Từ Cung (sau này là cung Diên Thọ, nơi ở của thân mẫu nhà vua), ở điện Khôn Đức (sau này là cung Khôn Thái, nơi ở của hoàng hậu), ở Thanh Cung (nơi ở của Hoàng thái tử). Lễ tổ chức vào ngày mồng 1 Tết với những nghi tiết gắn liền điển lệ cung đình.

Lễ Nguyên đán thời Nguyễn
Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ

Ông có những câu thơ hết sức tài hoa như: Thiếu sam nhân ỷ châu lan khúc/ Mang sát vương tôn tử mạch đầu”...

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa

TIN MỚI

Return to top