ClockChủ Nhật, 18/11/2018 16:17

Bức tường hoang & con đường tranh

TTH - Không phải là nơi khởi xướng nhưng sự ra đời con đường tranh ở Huế lại đem tới cho người đời một cảm giác lạ và thú vị. Bức tường hoang được khoảng 100 nghệ sĩ trẻ ở Huế và đến từ nhiều nơi, bằng lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo, biến thành con đường tranh.

Hà Tĩnh tự hào có con đường tranh Truyện Kiều độc đáo với 200 bức tranh minh họa về truyện Kiều tại làng Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Con đường tranh nổi tiếng ở Tam Thanh (Hội An) hay Lý Sơn (Quảng Ngãi) thu hút người xem bởi những tranh vẽ khắc họa về con người và cuộc sống nơi đây, cùng những hình ảnh về biển đảo yêu thương. Còn con đường tranh “độc nhất vô nhị” ở Huế vắng bóng những bức tranh làng quê, cảnh trí sông Hương núi Ngự hay những di tích, thắng cảnh nổi tiếng của Cố đô. Thay vào đó là những bức họa về các con vật, nhân vật hoạt hình, hình chữ nghệ thuật hay khung cảnh về hoạt động thường ngày, gương mặt ngộ nghĩnh, trong sáng của trẻ thơ… Những mảng tường trống hoang phế, rêu phong theo thời gian, qua đôi tay của các họa sĩ tài hoa biến thành những mảng tranh sinh động nối liền nhau, với cách thể hiện nhiều màu sắc, nhiều sắc thái biểu cảm.

Có hai cách tiếp cận con đường tranh và tôi cũng đã trải nghiệm. Một là, theo đường Bùi Thị Xuân, sau khi qua địa phận phường Phường Đúc, rẽ phía tay trái vào đường Huyền Trân Công Chúa và đến kiệt 78, đó là con đường tranh. Hai là, đi theo đường Điện Biên Phủ, rẽ lên đường Lê Ngô Cát. Khi đến gần đồi Vọng Cảnh, rẽ phải theo đường Huyền Trân Công Chúa, băng qua di tích Thành Lồi sau đó về cuối đường này là kiệt 78. Nơi vùng đồi phía tây, có nhiều danh thắng và di tích đầy tĩnh lặng, con đường tranh xuất hiện như một điểm sáng, bất ngờ, sôi động và lý thú. Nhất là trong dịp thời tiết mát mẻ, ngày cuối tuần hay nghỉ lễ... con đường đã trở thành điểm hẹn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Họ đến để gặp gỡ, để ngắm tranh, cũng để chụp ảnh và “tự sướng” với tranh. Con đường tranh đã trở thành nơi lý tưởng dành cho những bạn trẻ.

Người Huế làm quen với tranh phun sơn đã khá lâu. Có từ gốc tiếng Anh là graffiti, bắt nguồn từ tiếng La tinh là graffito có nghĩa là “hình vẽ trên tường”. Tuy nhiên, môn vẽ nghệ thuật này có lúc đã trở nên xấu xí trong mắt người dân với hàng loạt những hình vẽ “bôi bẩn” phố phường và nhiều người dị ứng với graffiti. Những bức vẽ graffiti ở con đường tranh của Huế lại khác, đã mang lại một cái nhìn mới, đầy sức sống và sự hòa nhập đến tuyệt vời cho loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Với nhiều phong cách khác nhau, những bức tranh tường nơi đây như làm sống lại không gian hoang phế của dự án treo từ nhiều năm qua.

Hội họa khiến cuộc sống của người dân nơi xóm nhỏ thêm sức sống, đồng thời tạo điểm dừng thú vị cho du khách trên tuyến đường tham quan quen thuộc lăng vua Tự Đức - đồi Vọng Cảnh của du lịch Huế là cảm nhận chung của nhiều người. Văn hóa là sáng tạo và du lịch cũng cần sự sáng tạo. Du lịch Huế lâu nay vẫn bị chê bởi “đi” theo lối mòn và “ăn” theo di sản, chỉ biết sử dụng những cái cha ông để lại mà thiếu mất sự sáng tạo cần thiết. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của con đường tranh như góp thêm một sản phẩm tham quan du lịch, điểm đến hấp dẫn, mới lạ cho Huế, bên cạnh sông Hương và núi Ngự, lăng tẩm, đền đài và danh thắng, như Vọng Cảnh hay Thiên An. Văn hóa Huế cần và du lịch Huế cũng đang rất cần đến những ý tưởng mang tính mới lạ và đột phá để hòa nhập và phát triển.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường từ sức dân

Từ năm 2020 đến nay, người dân TX. Hương Trà đã hiến hơn 150 ngàn m2 đất để mở rộng gần 120km đường giao thông, ngõ xóm. Những con đường được xây dựng bằng sức dân đã và đang phát huy hiệu trong góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng.

Những con đường từ sức dân
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ (9/1969 - 9/2024)
Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Năm 2024, tròn 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đây là văn kiện vô giá, là “kim chỉ nam” cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”

Chiều 17/7, Tạp chí Sông Hương và Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm tranh mang chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (số 9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế). Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế tham dự.

Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”
65 năm con đường huyền thoại

Tại một triển lãm tranh ở Huế, công chúng ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy một bức tranh cỡ lớn vẽ một chiếc xe đang leo qua cầu dây trên tuyến đường Trường Sơn. Bức tranh đó của họa sĩ Hoàng Thanh Phong thuộc thế hệ 8x.

65 năm con đường huyền thoại

TIN MỚI

Return to top