ClockChủ Nhật, 23/07/2023 07:00

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế: Còn ngổn ngang những khó khăn

TTH - Không chỉ gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng di tích Quốc Tử Giám (di tích quốc gia đặc biệt thuộc quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) làm trụ sở, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế còn gặp nhiều hạn chế trong việc trưng bày, áp dụng khoa học công nghệ để phát huy giá trị.

Hóa Châu & bảo tàng văn hóa ChampaTrưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ than đá

leftcenterrightdel
 Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang “tạm trú” ở Di tích Quốc Tử Giám đang xuống cấp

Tính đến thời điểm này, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang lưu giữ gần 32.000 tài liệu, hiện vật. Đáng chú ý khi nơi đây lưu giữ những bảo vật quốc gia vô cùng quý hiếm. Tất cả hiện vật đều được bảo quản theo định kỳ, tùy thuộc vào chất liệu hiện vật để có phương pháp bảo quản. Ngoài không gian trưng bày tại chỗ, đơn vị còn quản lý trực tiếp 14 di tích trên toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng cho hay, dù nhân lực cũng như nguồn lực tài chính khá khiêm tốn nhưng luôn nỗ lực trong công tác tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp cũng như phân cấp, phần quyền quản lý, phát huy được giá trị di tích… Thế nhưng, thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn. Các di tích phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh, việc bố trí vốn thi công một số dự án dàn trải, ảnh hưởng đến việc tiếp khách tham quan cũng như thời gian hoàn thành.

Còn tồn tại ở một số tổ chức, cá nhân được giao trông coi bảo vệ di tích vẫn để xảy ra tình trạng vi phạm, xâm hại di tích nhưng chưa được phát hiện kịp thời. “Việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong việc quản lý di tích chưa thường xuyên, đồng bộ, một số di tích được giao cho các địa phương trực tiếp quản lý, chưa thành lập được ban quản lý di tích hoặc có di tích lại giao cho cá nhân, gia đình, chủ sở hữu quản lý và bảo vệ...”, ông Lộc nói thêm.

Bên cạnh đó, có những khó khăn thực tế như cán bộ quản lý di tích ở các địa phương còn ít về số lượng, trình độ chuyên môn và năng lực còn hạn chế, cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng quản lý di tích còn bị buông lỏng. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích chưa thường xuyên, kịp thời, dẫn đến việc tự tiện hạ giải, thay thế một số hạng mục chưa đúng quy định, nhất là đối với nguồn vốn xã hội hóa. Công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích chưa được đồng bộ. Nhiều di tích xuống cấp, nguồn kinh phí cho tu bổ di tích còn ít so với nhu cầu thực tiễn, nên hiện nay còn rất nhiều di tích đã xếp hạng bị xuống cấp nhưng chưa có kinh phí tu bổ, sửa chữa. Có nơi di tích bị xuống cấp  nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương chưa bố trí được ngân sách để tu bổ, tôn tạo...

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phan Thanh Hải cho biết thêm, thực trạng Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đối mặt với nhiều khó khăn kéo dài hàng chục năm nay, từ chuyện “tạm trú” ở di tích cho đến việc gặp khó khăn trọng việc bảo quản, trưng bày hiện vật. Dù đã được bố trí về địa điểm 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế nhưng diện tích cũng như công năng tòa nhà không đảm bảo để trưng bày, phát huy giá trị. Sở đã nhiều lần kiến nghị một địa điểm hợp lý, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có.

Ông Phạm Định Phong, Cục phó Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, Thừa Thiên Huế cần ưu tiên xây dựng Bảo tàng Lịch sử tỉnh. Trong đó phải lưu ý chọn địa điểm phù hợp hoặc trường hợp không có quỹ đất, có thể tìm một số công trình cổ và “cấy” thêm một số không gian lân cận để tạo nên thiết chế phù hợp, có như thế mới phát huy giá trị hiện vật của bảo tàng này.

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử tỉnh ngoài chỉ rõ những khó khăn cũng đã kiến nghị những vấn đề thực tế. Đáng chú ý đó là việc kiến nghị duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn, phát triển văn hóa để kịp thời hỗ trợ các địa phương bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, kiến nghị quy trình thực hiện hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích có sự nghiên cứu rút gọn, đặc biệt là mặt thời gian; có những quy định áp dụng đặc thù cho quá trình tu bổ di tích, tránh áp dụng theo xây dựng cơ bản gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Bài, ảnh: Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​“Xuân kết nối yêu thương” đến với bệnh nhân khó khăn

Chiều 20/1, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, UBMTTQ Việt Nam thành phố, Hội Doanh nhân nữ thành phố, Chi hội Nữ trí thức BV, Ban nữ công BV, Phòng Công tác xã hội-Chăm sóc khách hàng tổ chức chương trình “Xuân kết nối yêu thương” cho bệnh nhân.

​“Xuân kết nối yêu thương” đến với bệnh nhân khó khăn
Tư lệnh Quân khu 4 tặng quà Tết cho người dân khó khăn

Chiều 19/1, Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 đã đến thăm, chúc tết và tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy. Cùng tham dự có có Đại tá Hoàng Văn Nhân, Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố.

Tư lệnh Quân khu 4 tặng quà Tết cho người dân khó khăn
Tặng quà, hỗ trợ xe cho gần 600 sinh viên

Ngày 18/1, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức chương trình hỗ trợ xe, tặng quà cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tặng quà, hỗ trợ xe cho gần 600 sinh viên

TIN MỚI

Return to top