ClockChủ Nhật, 08/12/2024 06:32

Ắp đầy cảm xúc thiêng liêng

TTH - Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới tổ chức xuất bản ấn phẩm “Tập bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới” (NXB Thuận Hóa, tháng 11/2024). Đây thật sự là một công trình sáng tạo mới mẻ về cách làm trong công tác văn hóa, nghệ thuật hiện nay. Điều đặc biệt mới mẻ là bên cạnh lời tiếng Việt phổ thông, mỗi bài hát đều được dịch lời sang tiếng của ba dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi của đồng bào A Lưới.

Rộn rã hội thi “Liên hoan tiếng hát Làng lúa - Làng hoa - Làng nghề”

 Bìa ấn phẩm “Tập bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ & quê hương A Lưới”

Tập bài hát gồm 20 ca khúc. Các ca khúc được chọn trong tập bài hát này là những tình cảm thiêng liêng, kính yêu Đảng, Bác Hồ - Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà các nhạc sĩ đã sáng tác nên, với giai điệu thiết tha, sâu lắng, tạo cảm xúc thân thương, gần gũi, đi vào lòng người. Ví dụ bài hát “Lá cờ Đảng”, được nhạc sĩ Văn An viết năm 1975 khi đất nước vừa thống nhất. Những ca từ giản dị mà sâu sắc đã khắc sâu vào trái tim người Việt Nam: “Đất nước bốn ngàn năm ôi tự hào biết mấy, hạnh phúc trong tay ta đang nở hoa kết trái, còn gì đẹp hơn, còn gì đẹp hơn lá cờ đỏ búa liềm, Đảng ta đó hân hoan một niềm tin...”. Bài hát “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc dựa trên lời thơ của Louis Aragon (do nhà thơ Tố Hữu dịch) - nhà thơ nổi tiếng, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Mỗi lần những âm điệu trữ tình của ca khúc này vang lên, ta cảm thấy trào dâng lên tình yêu với Đảng.

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường sáng tác nhạc phẩm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” vào năm 1960 và ngay sau khi giới thiệu đến công chúng, bài hát đã được các thính giả yêu thích đón nhận và bay xa khắp hai miền Nam - Bắc dù lúc đó còn chưa thống nhất. Hay bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” nhạc sĩ Trần Hoàn, kể lại một câu chuyện có thật bằng chính cảm xúc âm nhạc. Giai điệu giàu cảm xúc đã đưa bài hát đến gần hơn và sống trong trái tim của triệu triệu người dân Việt Nam…

Những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ kính yêu và ca ngợi quê hương, đất nước được tuyển chọn trong tập sách này là “những bài ca đi cùng năm tháng” luôn vang lên suốt chiều dài lịch sử. Âm nhạc không chỉ có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến mà còn có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng thẩm mỹ và lối sống, xung kích trên mặt trận văn hóa, xây dựng con người mới vì sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày nay, ca khúc cách mạng vẫn khẳng định sức sống trường tồn cùng với thời gian.

Tập bài hát cũng bao gồm những bài hát về quê hương A Lưới hôm nay, với các tác phẩm của các nhạc sĩ Lê Anh (Về A Lưới nghe anh), Trầm Tích (Người dân họ Hồ làm theo lời Bác), Trần Tôn (A Lưới ngày mới đã về), Văn Đình (A Lưới chiều), Hoàng Chiến (Về A Roàng quê em)… đang được bà con yêu thích, hát trong các buổi sinh hoạt đời sống… Bên cạnh lời tiếng Việt phổ thông, các nghệ nhân Pa Cô Thêm, Nguyễn Hoài Nam, Ta Dư Tur, A Rel Đời, Pi Vien Hiếu… đã dịch lời sang tiếng của các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi. Các nghệ nhân tận tâm làm công việc này, vừa đáp ứng được nhu cầu hát lời bài hát bằng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vừa thể hiện tình cảm của người dân A Lưới - những người mang họ Bác Hồ.

Những bài hát về quê hương A Lưới hôm nay là những sáng tác mới, là những bức tranh toát lên vẻ đẹp con người và cảnh quan thiên nhiên của vùng cao A Lưới, điều đó được thể hiện qua các bài hát nhẹ nhàng, được phổ nhạc mang âm hưởng dân ca của các dân tộc vùng cao, cùng nhịp điệu tươi vui, khỏe khoắn, chứa dựng những hình ảnh đẹp của bản làng vừa cổ xưa vừa hiện đại trong núi non mờ sương, mây trắng… Đây là những ca khúc mang âm hưởng dân ca vùng cao, được bà con A Lưới yêu thích, cùng nhau hát trong nhiều dịp, nhiều nơi ở các bản làng.

Tuyển tập 20 ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ, hát về A Lưới do đó vừa có nội dung, ý nghĩa thiết thực, mang tính nhân văn và giá trị tinh thần sâu sắc cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới; vừa mang nét giá trị mới, nhằm nâng cao sự hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào dễ dàng tiếp cận những thành quả văn hóa nghệ thuật trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay.

Ấn hành tập bài hát này, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cũng góp phần thực hiện thành công “Đề án về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025 và những giai đoạn tiếp theo”. Tập bài hát sẽ giúp cho những người muốn tìm hiểu về âm nhạc và ngôn ngữ bản địa. Đồng thời, thiết thực đáp ứng nhu cầu ca hát bằng ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế nói riêng, ở dọc Trường Sơn khu vực miền Trung nói chung.

Đặng Ngọc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa -Kỳ 3: Xanh giữa trùng khơi

Quần đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc, trạm gác tiền tiêu bảo vệ đất nước. Trên những hòn đảo giữa trùng khơi ấy, màu xanh đang vươn lên, vững chắc yêu thương, niềm tin, sức mạnh.

Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa 
 -Kỳ 3 Xanh giữa trùng khơi
Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 2: Điểm tựa nơi đầu sóng

Đồng hành, hỗ trợ ngư dân đi qua những tai ương, hiểm nguy, xây dựng niềm tin yêu, cán bộ chiến sĩ (CBCS) hải quân là điểm tựa vững chắc, để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế; chung tay làm “cột mốc sống” giữ gìn biển đảo Trường Sa, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 2 Điểm tựa nơi đầu sóng
Nhiệm vụ thiêng liêng

Kỳ Đài - một trong những biểu tượng văn hóa của Cố đô Huế, một di tích kiến trúc thời Nguyễn, được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt nam của Kinh thành. Kỳ Đài gồm đài cờ và cột cờ, với tổng chiều cao khoảng 54m. Dưới triều Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Ngày 23/8/1945, lần đầu tiên lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay phấp phới trên đỉnh Kỳ Đài, báo hiệu sự chấm dứt của chế độ quân chủ.

Nhiệm vụ thiêng liêng

TIN MỚI

Return to top