Hãy để thức ăn là thuốc của bạn
23/12/2024 06:07
Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.
Đa dạng hóa hình thức xét nghiệm, tăng hiệu quả điều trị
29/11/2024 14:48
Việc đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm HIV tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người nguy cơ cao được tiếp cận, kiểm tra tình hình sức khỏe. Điều này còn giúp người bệnh tránh tình trạng kháng thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm cho mọi người.
Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
16/09/2024 05:55
Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.
Báo động nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi
15/08/2024 06:02
Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp ở Hòa Vang (Đà Nẵng) - địa phương giáp ranh địa bàn tỉnh, thì hoạt động vận chuyển lợn đi qua địa bàn đôi lúc vẫn còn thiếu sự giám sát, khiến nguy cơ dịch lây lan, tái bùng phát rất cao.
WHO: Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp cứu sống 820.000 trẻ/năm
02/08/2024 11:22
Trong một tuyên bố chung đánh dấu bắt đầu Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (từ ngày 1/8 - 7/8), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã kêu gọi tăng cường tiếp cận hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để vừa giảm bất bình đẳng về sức khỏe, vừa giảm gánh nặng bệnh tật ở trẻ em và nguy cơ mắc một số loại ung thư và bệnh không lây nhiễm cho các bà mẹ.
Dịch bệnh bạch hầu: Các ổ dịch vẫn trong tầm kiểm soát
19/07/2024 07:20
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Bệnh bạch hầu - cần nhận biết sớm
15/07/2024 11:28
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Bất cứ đối tượng nào mà chưa được tiêm phòng vắc-xin phòng bạch hầu khi tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng yếu. Do vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu và nguy cơ rất quan trọng trong phòng bệnh.
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
26/03/2024 15:23
Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.
Kiểm soát yếu tố nguy cơ, đẩy mạnh biện pháp dự phòng bệnh không lây nhiễm
20/12/2023 21:30
Chiều 20/12, Sở Y tế tổ chức sơ kết hai năm thực hiện công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm (PCBKLN), rối loạn sức khỏe tâm thần và khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú (UTCTCUTV) giai đoạn 2022-2025.
Không khí ô nhiễm tạo thuận lợi cho vi khuẩn lây lan và tăng nguy cơ kháng kháng sinh
07/09/2023 15:59
Trong bối cảnh tình trạng khói mù đang tấn công Malaysia, các chuyên gia y tế nêu lên mối lo ngại về vai trò của ô nhiễm không khí trong việc lây lan vi khuẩn và làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
Hãy để thức ăn là thuốc của bạn
Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.