Thể thao trong nước

Xem bóng đá ở bệnh viện

ClockThứ Tư, 12/12/2018 20:42
TTH.VN - Không giống như “cơn bão” mang tên bóng đá xuất hiện khắp những con phố đông đúc, tụ điểm sôi động thì ở những phòng bệnh – nơi những bệnh nhân đang điều trị tình yêu bóng đã dù không thể mạnh như thế nhưng vẫn cháy bỏng. Ở nơi vắng tiếng cười nay ngập tiếng cười như để xua tan đi cơn đau bệnh tật.

Kẻ thắng làm vuaÔn thi mùa World CupWorld Cup 2018 đâu chỉ có bóng đá...Phụ nữ Iran giả trai đi xem bóng đá

Với nhiều bệnh nhân xem bóng đá ngay tại bệnh viên không chỉ là giải trí mà còn giúp họ quên đi những cơn đau

Len lỏi vào những phòng bệnh của Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế - nơi các bệnh nhân đang điều trị mới thấy được nụ cười hiếm thấy ở trên những khuôn mặt ấy.

“Suýt. Vào. Hay quá!” – anh Hồ Văn Quảng – bệnh nhân đang điều trị tại khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế đã hét lên như thế khi cầu thủ Công Phượng ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0 trong trận bán kết lượt về, giúp tuyển Việt Nam vào trận chung kết AFF Suzuki Cup 2018 sau hơn 10 năm chờ đợi với tổng tỷ số 4-2. Nhiều người đang xem giật mình khi chứng kiến tiếng hét của anh Quảng, bởi ít ai biết rằng trước đó vài hôm, cơn đau quằng quại đã khiến anh lả người, nằm vật vã. Nhìn nụ cười anh Quảng rồi ai cũng cười theo khiến cho không gian nhỏ của bệnh viện trở nên ấp ám, gần gũi chẳng khác gì… một khán đài hay gọi ví von là “chảo lửa”.

Là người yêu bóng đá, đặc biệt những giải đấu của tuyển Việt Nam, với anh Quảng nói dù ở đâu cũng không cho phép bản thân thể bỏ qua những trận đấu quan trọng. Đúng như thế, nhập viện với cơn đau dữ dội nhưng vì tình yêu bóng đá như một liều thuốc, giúp anh quên đi cơn đau và mệt mỏi sau những ngày điều trị. “Nằm ở bệnh viện thời gian dài ra, nên chỉ trông chờ đến giờ tuyển Việt Nam nhập trận. Nhờ thế mình mới quên đi những cơn đau, vui hơn khi được xem các cầu thủ trình diễn, ghi bàn”, anh Quảng kể và đưa ra chiếc điện thoại được kết nối 3G như là “bảo vật” trong những ngày nằm viện giúp anh có thể theo dõi được tất cả các trận đấu của tuyển Việt Nam.

Cũng như phòng bệnh của anh Quảng, nhiều phòng bệnh khác ai cũng tươi cười, háo hức mỗi khi đến giờ Việt Nam thi đấu. Họ bỏ lại sau lưng những cơn đau để cùng tụ tập lại một giường bệnh nào đó rồi cùng bật điện thoại để xem trực tiếp, sống trong không khí bóng đá chẳng thua kém gì bên ngoài đường phố. Ngoài một vài chiếc ti vi được bệnh viện bố trí để phục vụ cho người nhà cũng như bệnh nhân thì hầu như ai cũng chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại để thỏa niềm đam mê mỗi khi bóng lăn.

Đang điều trị ở Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Trung ương Huế nhưng bệnh nhân Hoàng Mau nói rằng nắm rõ lịch, thời gian thi đấu của tuyển Việt Nam như… lịch tiêm, uống thuốc trong quá trình điều trị. Cứ thế, mỗi khi chuẩn bị đến giờ thi đấu ông cùng nhiều bệnh nhân trong phòng khác một tay cầm bịch truyền một tay đập mạnh vào chân, xuýt xoa khi các cầu thủ chúng ta bỏ qua một cơ hội đáng giá. “Với tôi bóng đá những lúc này không dừng lại ở giải trí mà giúp tôi vơi đi những đau đớn sau những ngày dài điều trị”, ông Mau tâm tình.

Không thể đi lại, di chuyển được đến nơi đặt màn hình ti vi, với nhiều bệnh nhân nặng họ cũng được người nhà bố trí cho một smartphone có kết nối internet để xem tại giường bệnh. Dù không náo nhiệt như chốn đông người nhưng thi thoảng vẫn có tiếng hét, tiếng thở dài tiếc nuối trong suốt 90 phút của trận đấu. Bực mình nhất với những bệnh nhân xem qua kênh này mỗi khi có đường bóng hay thường bị đứt quãng bởi đường truyền gặp sự cố. Có người vì la qua to khiến các bác sĩ giật mình tưởng lên cơn đau.

Chứng kiến cảnh người thân của mình có những giây phút như thế, nhiều người nhà tỏ ra thoải mái, vui vẻ sau những giây phút mệt mỏi chống chọi với những cơn đau. “Từng đưa người thân vào điều trị ở viện bao nhiêu lần nhưng chưa bao giờ được một lần vui như thế này. Ở đây hiếm khi người ta thấy nụ cười huống gì là không khí sôi động như thế. Có lẽ bóng đã mới giúp được cả bệnh nhân lẫn người nhà như chúng tôi vui như thế…”, ông Đặng Văn Lót đang chăm con trai bệnh nói như thế sau khi Việt Nam hòa Malaysia với tỷ số 2-2 ở trận lượt đi chung kết AFF Suzuki Cup 2018. Ông cũng không quên hy vọng trận đấu sắp lượt về sắp tới Việt Nam sẽ thắng, và để chuẩn bị trước tránh tình trạng đứt quãng do mạng, nhiều người trong phòng bệnh con trai ông quyết định sẽ đăng ký gói cước cao nhất để cổ vũ cho các cầu thủ.

Những nỗ lực của các cầu thủ đã mang lại cảm hứng, những giây phút ý nghĩa, niềm vui cho các bệnh nhân. Chỉ với 2 giờ đồng hồ được sống trong không khí của những nụ cười, như một liều thuốc tâm hồn giúp quên đi đau đớn.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​“Xuân kết nối yêu thương” đến với bệnh nhân khó khăn

Chiều 20/1, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, UBMTTQ Việt Nam thành phố, Hội Doanh nhân nữ thành phố, Chi hội Nữ trí thức BV, Ban nữ công BV, Phòng Công tác xã hội-Chăm sóc khách hàng tổ chức chương trình “Xuân kết nối yêu thương” cho bệnh nhân.

​“Xuân kết nối yêu thương” đến với bệnh nhân khó khăn
Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, ưu tiên đầu tư 6 bệnh viện lên tầm quốc tế, trong đó có Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Với bề dày truyền thống 130 năm, BVTW Huế đang đón đầu nhiều cơ hội phát triển. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế và được ông thông tin:

Nhiều lợi ích khi bệnh viện lên tầm quốc tế
Vào bệnh viện, gặp được sự tận tâm

Bước vào bệnh viện, trong tâm trạng buồn chán, lo lắng, thử nghĩ nếu không gặp được những lời động viên mà chỉ gặp sự nhăn nhó, sự khó chịu… Thử trong vai một người bệnh, đang mệt mỏi ngồi chờ đến lượt khám của mình, và bạn nghe từ loa một trong hai câu sau.

Vào bệnh viện, gặp được sự tận tâm
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Trước lượt trận cuối bảng B ASEAN cup 2024: Việt Nam có quyền tự quyết

Vào lúc 20 giờ ngày 21/12/2024, bảng B ASEAN Cup 2024 (tên gọi mới của AFF Cup) diễn ra 2 trận đấu cuối cùng: Hai đội chủ nhà Việt Nam và Indonesia lần lượt gặp Myanmar và Philippines. Cho đến trước lượt trận cuối cùng thì tình hình bảng B vẫn chưa ngã ngũ và hai cặp đấu Việt Nam - Myanmar và Indonesia - Philippines sẽ quyết định 2 chiếc vé vào bán kết của bảng đấu này.

Trước lượt trận cuối bảng B ASEAN cup 2024 Việt Nam có quyền tự quyết
Return to top