Thế giới

Việt Nam và năng lực lãnh đạo trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020

ClockThứ Sáu, 03/07/2020 15:24
TTH - Vừa qua, dưới sự chủ trì của Việt Nam – Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lãnh đạo các nước đã cùng nhau tham gia các phiên thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 thông qua hình thức trực tuyến nhằm bàn bạc, thảo luận và tìm ra lối sách chung để giải quyết cho nhiều vấn đề mà khu vực đang gặp phải.

ASEAN 36 sẽ bàn về Biển Đông và COC, không lẩn tránh vấn đề quốc tếThách thức và cơ hội của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước thành viên điều hướng ASEAN ngày càng thịnh vượng. Ảnh minh họa: VGP/ VOV

Tuyên bố của Chủ tịch

Tại đây, Việt Nam đã ra Tuyên bố của Chủ tịch về kết quả Hội nghị với những nội dung chính bao gồm: Các lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh tăng cường đoàn kết, hợp tác thống nhất, hội nhập kinh tế, nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN, nhận thức sâu sắc tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, đánh giá cao nỗ lực chung của các nước trong công cuộc chống lại đại dịch.

Về xây dựng Cộng đồng ASEAN, cam kết thực hiện Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025, khẳng định cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, giải quyết hòa bình các tranh chấp bao gồm tôn trọng hoàn toàn các quy trình pháp lý và ngoại giao, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với nguyên tắc được thừa nhận phổ biến của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982...

Theo nhận định của giới chuyên gia, hội nghị cấp cao trực tuyến lần này đặt ra một thách thức, không chỉ đối với khối 10 nước ASEAN, mà còn cả với chủ tịch hiệp hội là Việt Nam.

Bị trì hoãn gần 2 tháng bởi đại dịch COVID-19 khiến cấu trúc tổ chức hội nghị có nhiều thay đổi, kỳ họp năm nay đòi hỏi một cách thức ngoại giao, chủ trì mới từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Năng lực của người lãnh đạo

Là thành viên gia nhập muộn vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tức năm 1995 – gần 3 thập kỷ sau khi tổ chức này được thành lập, nền kinh tế Việt Nam có thể nói là tụt lại phía sau so với 6 quốc gia đã gia nhập trước đó. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, với sự tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ bất chấp những tác động mà khu vực phải chịu do chiến thương mại Mỹ - Trung.

Trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, Việt Nam được công nhận đã đấu tranh, triển khai nhiều hành động mạnh mẽ chống dịch COVID-19. Nhờ những thành công trong chính sách và đường lối lãnh đạo đất nước đi qua đại dịch, Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, bao gồm cả các quốc gia thành viên giàu có và phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Cụ thể, chính phủ quản lý tốt để giữ số ca nhiễm COVID-19 luôn ở mức tối thiểu nhờ vào các hạn chế đi lại và kiểm dịch tích cực... Khi doanh nghiệp trong nước chịu thiệt hại, giới chức Việt Nam nhanh chóng đưa ra các gói ưu đãi và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như giúp các nước khác vượt qua khủng hoảng.

Mặc dù nhìn chung, Việt Nam vẫn tương đối kém phát triển kinh tế hơn các thành viên khác, song vẫn phải công nhận rằng, Việt Nam luôn trong tư thế sẵn sàng hành động nhằm giảm tối đa ảnh hưởng từ đại dịch, phục hồi thần tốc từ suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch và thích nghi với các cơ hội mới, môi trường mới tốt hơn so với hầu hết các nước láng giềng.

Những điều này cho thấy, trong năm 2020 và đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng vừa qua, Việt Nam đã chứng tỏ rõ mình có khả năng nắm quyền quản lý ASEAN và thực hiện nhiệm vụ rất tốt. Bên cạnh các vấn đề an ninh phi truyền thống, Việt Nam cũng cho thấy những nỗ lực để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, khu vực. Trong đó Việt Nam thể hiện tinh thần quyết tâm, kiên định khi đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Cùng lúc thực hiện nỗ lực giải quyết xung đột trên biển, Hà Nội cũng liên tục tìm cách duy trì mối quan hệ song phương với Bắc Kinh. Thái độ của Việt Nam có thể đóng vai trò là hình mẫu cho ASEAN về phương diện gắn kết để tạo nên một Nhà nước mạnh hơn, hướng đến đạt được lợi ích quốc gia và khu vực.

Dựa trên những hành động, chính sách đúng đắn của mình, Việt Nam dù không phải là một quốc gia rộng lớn về địa lý, không có nền kinh tế hay quân sự phát triển, nhưng đất nước vẫn dẫn đầu trong các vấn đề gìn giữ an ninh truyền thống và phi truyền thống ở Đông Nam Á. Hơn nữa, nhiều người cho rằng, có nhiều lý do để ASEAN xem xét gia hạn quyền chủ tịch khối của Việt Nam đến năm 2021. Tuy có nhiều nhận định và tuyên bố năm 2020 là một năm mất mát đối với khu vực Đông Nam Á, song tình hình hiện tại chính là cơ hội để Việt Nam tiếp tục lãnh đạo ASEAN, dẫn dắt khu vực vượt qua thách thức, tiến đến thịnh vượng và định hình vị thế đất nước như hình mẫu cho nhiều quốc gia đang phát triển.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Nikkei News & Geopolitical Monitor)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Return to top