Thế giới

Vai trò quan trọng của ASEAN trong giải quyết khủng hoảng ở Myanmar

ClockThứ Sáu, 23/04/2021 14:32
Ngày 24/4, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN sẽ nhóm họp trực tiếp nhằm thảo luận về các nỗ lực xây dựng cộng đồng, quan hệ đối ngoại và các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Myanmar.

Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEANASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU

Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN này đã được nước chủ nhà Indonesia thúc đẩy trong vài tuần qua, với sự ủng hộ của Malaysia, Brunei, Singapore và Philippines. Brunei nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, đã lên tiếng ủng hộ tổ chức hội nghị thảo luận về các diễn biến tại Myanmar và cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta. 

Trong một tuyên bố chung với Malaysia, Brunei cho biết cả hai nước đã yêu cầu các bộ trưởng và quan chức cấp cao của mình tiến hành “các bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc họp sẽ được tổ chức tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia”. Trước đó, hồi tháng 3 vừa qua, bộ trưởng ngoại giao 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tiến hành cuộc họp trực tuyến đặc biệt thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar.

Một cuộc họp trực tuyến của ASEAN. Ảnh: KT

Indonesia đã sẵn sàng cho hội nghị ASEAN

Hiện nay, nước chủ nhà Indonesia đang gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN sẽ được tổ chức tại trụ sở Ban thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Đây là cuộc họp đầu tiên của các lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN kể từ khi quốc gia thành viên Myanmar rơi vào bế tắc chính trị từ đầu tháng 2 năm nay.

Chính phủ Indonesia đang cung cấp các tư vấn kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN theo hình thức trực tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Thông báo của Ban Thư ký ASEAN cho biết, do đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại quốc gia này nên sự kiện sẽ được tổ chức với việc áp dụng các giao thức y tế cũng như an ninh rất chặt chẽ.

Các nước tham dự cuộc họp sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe và an ninh do chính phủ Indonesia đề ra. Các nguồn tin khu vực cho hay các nhà lãnh đạo từ tất cả 10 quốc gia ASEAN, trong đó có Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Myanmar, sẽ tham dự hội nghị.

Các nước ASEAN hợp tác giải quyết khủng hoảng Myanmar

ASEAN vừa là diễn đàn đa phương hàng đầu khu vực, vừa là sợi dây kết nối các quốc gia thành viên, trong đó có Myanma. Do đó, có thể nói ASEAN có lợi thế trong việc giải quyết khủng hoảng ở Myanmar. Việc hỗ trợ Myanmar tìm ra giải pháp hòa bình quan trọng với ASEAN trong việc đoàn kết nội bộ và củng cố vai trò ASEAN trên trường quốc tế.

Indonesia và Malaysia là hai quốc gia đi đầu trong việc đề xuất cuộc họp ASEAN về vấn đề Myanmar. Từ đầu tháng 2, Thủ tướng Malaysia và Tổng thống Indonesia đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp đặc biệt của ASEAN để thảo luận về tình hình Myanmar. Thậm chí, Ngoại trưởng Indonesia đã thực hiện chuyến thăm tới một số quốc gia ASEAN, nhằm thúc đẩy một phản ứng tốt hơn của khối đối với cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Ngoài khuôn khổ ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng đã thiết lập liên lạc với Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh cũng như đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Bên cạnh Indonesia và Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan cũng bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên liên quan đến việc tiếp quản quyền lực ở Myanmar giải quyết các tranh chấp thông qua "cơ chế pháp lý" và "đối thoại hòa bình".

Trước đó, quốc gia Chủ tịch ASEAN Brunei Darussalam cũng kêu gọi đối thoại, hòa giải và trở lại các điều kiện bình thường theo mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar. Phát biểu trước báo giới ngày 20/4 vừa qua, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng bày tỏ hy vọng Myanmar sẽ cho phép các đại diện của ASEAN tham gia giám sát và hỗ trợ Myanmar trở lại trạng thái bình thường.

Kế hoạch tổ chức hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN do Indonesia thúc đẩy đã nhận được sự ủng hộ của của nhiều nước thành viên. Đầu tháng 4 vừa qua, Brunei - nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2021- đã lên tiếng ủng hộ việc tổ chức hội nghị nhằm thảo luận về các diễn biến tại Myanmar, đồng thời cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta.

Vai trò quan trọng của ASEAN trong vấn đề Myanmar

Hội nghị được tổ chức theo đề nghị của Quốc vương Brunei, nước đang là chủ tịch ASEAN, với mong muốn tìm ra một giải pháp giải quyết tình hình tại quốc gia thành viên Myanmar. Do đó, chắc chắn dư luận kỳ vọng có thể đạt được sự thống nhất nội khối trong việc giảm căng thẳng và bạo lực tại Myanmar.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener đang có chuyến thăm tới Jakarta (Indonesia) để gặp các quan chức cấp cao các nước Đông Nam Á nhằm tìm kiếm một lộ trình giúp chấm dứt bất ổn tại Myanmar. Mặc dù không tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Jakarta trong ngày 24/4, nhưng bà sẽ có các cuộc gặp bên lề với các nhà lãnh đạo ASEAN và thảo luận về tình hình tại Myanmar.

Tại cuộc họp trực tuyến mới đây của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được tổ chức theo thể thức Arria về tình hình Myanmar, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, khẳng định 55 triệu người dân Myanmar đều là thành viên của Đại gia đình ASEAN và ASEAN luôn sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách xây dựng, hòa bình thông qua các cơ chế liên quan.

Các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã và đang cùng các bên liên quan ở Myanmar thúc đẩy đối thoại, tạo thuận lợi cho việc tìm giải pháp cho vấn đề này. Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, mong muốn các cuộc thảo luận ở Liên Hợp Quốc về các vấn đề quan trọng liên quan cần có sự tham vấn đầy đủ với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực.

Chính vì thế Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN thảo luận các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng Myanmar diễn ra tại Indonesia vào ngày mai là cơ hội để các nước trong khu vực thể hiện tình đoàn kết trước cộng đồng và thế giới, đồng thời góp tiếng nói thúc đẩy đối thoại, tạo thuận lợi cho việc tìm giải pháp giảm căng thẳng và bạo lực tại Myanmar./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
Phát huy vai trò của cán bộ nữ

Vai trò của cán bộ nữ ngày càng được khẳng định. Vì vậy, trong thời gian tới công tác cán bộ nữ cần được quan tâm nhiều hơn.

Phát huy vai trò của cán bộ nữ
Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Sau khi sáp nhập, diện tích và quy mô dân số huyện Phú Lộc được mở rộng. Chính quyền địa phương, các phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung nhiều giải pháp để quản lý tốt địa bàn, giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho người dân.

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân
Return to top