Thế giới

Triển vọng tăng trưởng toàn cầu 2023: Lạm phát đạt đỉnh, triển vọng chậm lại

ClockThứ Bảy, 10/12/2022 08:49
TTH.VN - Với nhu cầu tiêu dùng quá mức hậu COVID-19 và cuộc chiến chống lạm phát tiếp tục đè nặng lên tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023..., Morgan Stanley tin rằng, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chỉ đạt mức 2,2% trong năm tới, thấp hơn mức tăng trưởng 3% dự kiến cho năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4% trong năm 2023OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiViệt Nam là điểm sáng trong triển vọng kinh tế khu vực còn ảm đạmHơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN lạc quan về triển vọng kinh tếIMF: Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm

Triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2023 được dự đoán là sẽ chậm lại. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Bên cạnh đó, tin tốt là lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ đạt đỉnh vào quý IV/2022. Trên thực tế, nhu cầu chậm lại, việc giảm giá do hàng tồn kho tăng cao và giá nhà đất giảm, cùng với nhiều yếu tố khác sẽ giúp kiềm chế lạm phát. Điều này sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương lớn tạm dừng triển khai hành động và đánh giá chuỗi tăng lãi suất lịch sử được thực hiện trong thời gian gần đây.

Chắc chắn, những tác động qua lại của lạm phát và sự can thiệp của ngân hàng trung ương cuối cùng sẽ định hình câu chuyện tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2023.

Seth B.Carpenter, Nhà kinh tế trưởng toàn cầu của Morgan Stanley cho biết: “12 tháng qua đã chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất của lãi suất Liên bang kể từ năm 1981 và mức tăng nhanh nhất của lãi suất Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kể từ khi thành lập Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên, khi chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng phục hồi và thị trường lao động bớt xung đột hơn, chúng ta có thể nhìn thấy lạm phát giảm mạnh và rộng hơn, điều này có nghĩa là sẽ xuất hiện một con đường dễ dàng hơn cho chính sách và tăng trưởng cao hơn trên toàn cầu”.

Mặc dù có một vài bất ngờ lớn trong triển vọng tăng trưởng của năm 2023, nhưng cũng có rất nhiều sắc thái thay đổi. Trái ngược với dự báo tiêu cực cho các nền kinh tế phương Tây, châu Á có thể mang lại những mầm xanh cho tăng trưởng, đặc biệt là ở Ấn Độ và các nền kinh tế thị trường mới nổi có thể hưởng lợi hơn nữa khi Fed đạt mức lãi suất cao nhất và đồng Dollar giảm giá.

Mỹ: Hạ cánh nhạ nhàng và phục hồi ấm áp

Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào giá tiêu dùng của Mỹ - hiện đang tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng đến cuối năm 2023 có xu hướng chỉ tăng 2,4%.

Sự kết hợp giữa tăng trưởng chậm lại và lạm phát hạ nhiệt có thể sẽ khiến Fed hạn chế tăng lãi suất. “Chúng tôi kỳ vọng phạm vi mục tiêu sẽ đạt mức cao nhất từ 4,5% đến 4,75% ghi nhận vào tháng 1/2023, sau đó giữ ở mức này trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2023 và sau đó giảm dần trong suốt năm 2024”, Ellen Zentner, Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Morgan Stanley cho biết. Trong kịch bản này, nền kinh tế Mỹ sẽ trải qua một “cuộc hạ cánh mềm mại” và phục hồi chậm so với quan điểm hiện nay về “một cuộc hạ cánh cứng” và phục hồi nhanh.

Khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh: Con đường khó khăn hơn ở phía trước

Morgan Stanley dự kiến, nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ giảm 0,2% vào năm 2023 do khủng hoảng năng lượng đang diễn ra và chính sách tiền tệ thắt chặt. Lạm phát đã tăng lên mức chưa từng có và chạm mốc 10,7% hằng năm ghi nhận vào tháng 10/2022 và thậm chí con số dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng cao hơn nhiều trong phần còn lại của năm 2022 cũng như 2023.

GDP khu vực đồng Euro sẽ đạt mức tăng trưởng 0,9% vào năm 2024, thấp hơn so với ước tính đồng thuận là 1,6%.

Về mặt tích cực, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đang ở mức thấp kỷ lục là 6,6%, việc làm và số giờ làm việc cao hơn mức ghi nhận vào cuối năm 2019 và tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng năng lượng. Mặc dù thị trường lao động có thể suy yếu, nhưng tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ chỉ gia tăng ở mức vừa phải.

Trong khi đó, nền kinh tế Anh dự kiến sẽ tăng trưởng 4,2% vào năm 2022. Do lạm phát hai con số, dự kiến đến năm 2023, nền kinh tế nước này sẽ giảm 1,5% tăng trưởng, mức giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất so với bất kỳ nền kinh tế nào, ngoại trừ Nga. Do đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có khả năng sẽ kết thúc đợt tăng lãi suất ở mức 4% và tiếp bước Fed cắt giảm lãi suất vào đầu năm 2024.

Nhà kinh tế trưởng của Vương quốc Anh Bruna Skarica cho biết: “Thu nhập khả dụng thực tế bị ảnh hưởng liên tục sẽ tiếp tục tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng, với sự bất ổn kinh tế gia tăng khiến mọi người phải tiết kiệm nhiều hơn”.

Châu Á: Một triển vọng lạc quan

Triển vọng của châu Á trong năm tới tương đối lạc quan, với 3 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới dẫn đầu, bao gồm:

Trung Quốc: Phục hồi tiêu dùng cá nhân có thể dẫn đến sự phục hồi khiêm tốn của nền kinh tế trong năm tới. Dự kiến Trung Quốc vào năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng 5%, trong đó phần lớn sẽ đến vào nửa cuối năm, khi nền kinh tế dự kiến sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn.

Nhật Bản: Nền kinh tế này phát triển tốt và dân số già đã giữ cho tốc độ tăng trưởng bình thường, ngay cả trong môi trường vĩ mô toàn cầu tốt nhất. Mức dự báo tăng trưởng mà Morgan Stanley dành cho nước này trong năm 2023 là 1,2%, được nhận xét là mức dự báo tăng trưởng tương đối tích cực.

Ấn Độ: Nước này được xem là một ngoại lệ, với GDP đang trên đà tăng trưởng 6,2% vào năm 2023 và 6,4% vào năm 2024. Cùng lúc, ba xu hướng lớn, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến của đất nước, đang đưa Ấn Độ vào con đường vượt qua Nhật Bản và Đức, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027. Nhà kinh tế trưởng Ấn Độ tại Ngân hàng Morgan Stanley Upasana Chachra cho biết: “Ấn Độ có các điều kiện sẵn sàng cho sự bùng nổ kinh tế, được thúc đẩy bởi hoạt động offshoring, đầu tư vào sản xuất và chuyển đổi năng lượng.

Sức mạnh này không chỉ giới hạn ở các nền kinh tế lớn nhất châu Á. Nhiều quốc gia trong khu vực đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng trong năm tới và điều này có thể chứng tỏ sự tích cực đối với phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Quá trình bình thường hóa nhanh chóng ở châu Á có thể thúc đẩy nhiều làn sóng, bao gồm thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ở châu Âu; cải thiện chuỗi cung ứng và đưa ra “liều thuốc độc” cho vấn đề lạm phát, cùng với đó là cho phép các thị trường mới nổi thoát khỏi chu kỳ bị chi phối bởi sức mạnh của đồng Dollar Mỹ.

Đan Lê (Lược dịch từ Morgan Stanley)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Return to top