Thế giới

Trẻ em một số quốc gia bị đẩy ra đường kiếm sống khi đại dịch kéo dài

ClockThứ Hai, 28/09/2020 15:17
TTH.VN - Trong khi Hoa Kỳ và các nước phát triển khác còn tranh luận về hiệu quả của việc tham gia học trực tuyến, hàng trăm triệu trẻ em ở các nước nghèo hơn thiếu máy tính hoặc kết nối Internet và vì thế không thể tham gia học tập được.

UNICEF: 463 triệu trẻ em trên thế giới không thể tiếp cận với giáo dục trực tuyếnLHQ vạch ra “biện pháp mạnh mẽ” cho giáo dục trong đại dịch

Đại dịch COVID-19 càng kéo dài, số lượng trẻ em bỏ học và ra đường kiếm sống ngày càng tăng. Ảnh minh họa: TTXVN

Các em học sinh đang làm những công việc bất hợp pháp và thường là nguy hiểm ở Ấn Độ và các nước đang phát triển khác. Điều này có khả năng làm mất đi nhiều năm tiến bộ trong dịch chuyển xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Mỗi buổi sáng, trước các khu chung cư nhà ở công cộng Devaraj Urs ở ngoại ô thành phố Tumakuru, một bầy trẻ đổ ra đường. Chúng không đi học. Thay vì lưng mang ba lô hoặc tay cầm sách vở, mỗi đứa trẻ mang một bao tải nhựa bẩn thỉu.

Những đứa trẻ từ 6 đến 14 tuổi này được cha mẹ yêu cầu đi bới các đống rác đầy mảnh kính vỡ và phế thải bê tông để tìm nhựa có thể tái chế. Chúng kiếm được vài xu mỗi giờ và hầu hết không đeo găng tay hoặc khẩu trang. Nhiều trẻ còn không đủ tiền mua giày và đi chân trần.

Ở các nước đang phát triển, việc đóng cửa trường học khiến trẻ em phải ra đường kiếm sống. Gia đình chúng đang rất cần tiền. Trẻ em là một nguồn lao động rẻ mạt dễ dàng. Các quan chức Liên Hợp quốc ước tính rằng ít nhất 24 triệu trẻ em sẽ bỏ học và hàng triệu trẻ em có thể bị lôi cuốn vào thị trường lao động.

Nhiều đứa trẻ 10 tuổi hiện đang khai thác cát ở Kenya. Những đứa trẻ cùng tuổi này cũng đang cắt cỏ trên các đồn điền ca cao ở Tây Phi. Ở Indonesia, các bé trai và bé gái từ 8 tuổi đã bị quét sơn màu bạc lên người và bị ép làm tượng người để xin tiền.

Lao động trẻ em chỉ là một phần của một thảm họa toàn cầu đang rình rập. Nạn đói nghiêm trọng đang rình rập những đứa trẻ từ Afghanistan đến Nam Sudan. Theo các quan chức Liên Hợp quốc, nạn hôn nhân sắp đặt đối với trẻ em gái cũng như nạn buôn bán trẻ em đang gia tăng trên khắp châu Phi và châu Á. Dữ liệu từ Uganda cho thấy trẻ vị thành niên mang thai tăng lên trong thời gian đóng cửa trường học do đại dịch. Các nhân viên cứu trợ ở Kenya cho biết nhiều gia đình đã gửi các cô gái vị thành niên của mình đi bán dâm để nuôi sống gia đình.

Tại Ấn Độ, chính phủ cũng đã đóng cửa các trung tâm phát triển mầm non cho người nghèo. Trong những thập kỷ gần đây, nước này đã xây dựng một mạng lưới rộng khắp cả nước với hơn một triệu anganwadis (tiếng Hindi nghĩa là nơi trú ẩn có sân chơi), là cung cấp thức ăn, thuốc chủng ngừa, quần áo và một số trường học cho hàng triệu trẻ nhỏ, và các biện pháp tránh thai cho phụ nữ nghèo. Nhưng hầu hết các anganwadis hiện vẫn đóng cửa.

Theo kết quả hơn 50 cuộc phỏng vấn được thực hiện với trẻ em, cha mẹ, giáo viên, nhà thầu lao động và các nhà hoạt động vì trẻ em, trẻ trong độ tuổi đi học ở Ấn Độ hiện đang phải làm đủ mọi công việc, từ cuốn thuốc lá, bốc gạch cho đến phục vụ trà bên ngoài nhà thổ. Hầu hết các công việc này là bất hợp pháp. Phần lớn là nguy hiểm.

Nhiều chuyên gia về trẻ em cho biết, một khi trẻ em bỏ học và bắt đầu kiếm tiền thì rất khó để đưa chúng trở lại trường học. Sự gia tăng lao động trẻ em có thể làm xói mòn những tiến bộ đạt được trong những năm gần đây trong việc thúc đẩy trẻ đến trường để nhập học và xóa mù chữ, dịch chuyển xã hội và sức khỏe của trẻ em.

Cornelius Williams, một quan chức cấp cao của UNICEF cho biết: “Tất cả những lợi ích đã đạt được, tất cả những công việc mà chúng tôi đã và đang làm, sẽ bị tụt lại, đặc biệt là ở những nơi như Ấn Độ.”

Anh Tuấn (Lược dịch từ The New York Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan xếp thứ ba ASEAN về tỷ lệ trẻ em béo phì

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng Thái Lan xếp thứ ba trong số các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về tình trạng béo phì ở trẻ em, với 84,1% trẻ em từ 6-14 tuổi thường xuyên ăn đồ ăn nhẹ có muối.

Thái Lan xếp thứ ba ASEAN về tỷ lệ trẻ em béo phì
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Return to top