Thế giới

Tổng thống Pháp thảo luận về cuộc khủng hoảng Trung Đông với lãnh đạo Iraq, UAE

ClockChủ Nhật, 05/01/2020 07:59
TTH.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (4/1) đã nhất trí với Tổng thống Iraq Barham Salih về nỗ lực giảm bớt căng thẳng ở Trung Đông sau khi chỉ huy quân đội Iran Qasem Soleimani thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ, theo tin từ Reuters.

Mỹ tăng cường an ninh sau vụ không kích sát hại tướng IranMỹ - Iran trao đổi tù nhân: Bước đi nhỏ cho niềm tin lớn?Tổng thống Trump cân nhắc bổ sung 14.000 binh sĩ tới Trung Đông

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Laodong

"Hai tổng thống đã đồng ý duy trì liên lạc chặt chẽ để tránh leo thang thêm căng thẳng và để hành động nhằm đảm bảo sự ổn định ở Iraq và ở khu vực rộng lớn hơn", văn phòng Tổng thống Macron nói về cuộc điện đàm của nhà lãnh đạo Pháp với Tổng thống Iraq Barham Salih.

Hôm qua (4/1), hàng chục ngàn người đã tuần hành ở Baghdad để tưởng niệm người đứng đầu quân đội Iran, ông Sole Mahani và lãnh đạo dân quân Iraq, ông Abu Mahdi al-Muhandis, sau khi hai người thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ - làm dấy lên mối lo ngại về cuộc xung đột ở Trung Đông.

Tổng thống Macron cũng thảo luận về sự phát triển ở Trung Đông với lãnh đạo Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan của Abu Dhabi. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS và đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya, văn phòng Tổng thống Marcon cho biết.

Cũng vào hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian tiết lộ rằng ông đã thảo luận về tình hình ở Trung Đông với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Vương Nghị.

"Tất cả chúng tôi đặc biệt chú trọng đến thỏa thuận về tầm quan trọng của việc giữ gìn sự ổn định và chủ quyền của Iraq và toàn bộ khu vực nói chung, cũng như sự cần thiết để tránh bất kỳ vi phạm mới nào của Iran đối với Thỏa thuận Vienna", Ngoại trưởng Le Drian nói .

Theo thỏa thuận Vienna năm 2015, hầu hết các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Tehran đã được dỡ bỏ vào năm 2016, để đổi lấy những hạn chế đối với công việc hạt nhân của Iran. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top