Thế giới

Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD

ClockThứ Ba, 23/02/2021 10:27
TTH - Một báo cáo của Hãng dịch vụ tài chính JPMorgan về lĩnh vực công nghệ tài chính vừa được công bố ước tính, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có thể đạt được một thị trường có trị giá ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ví điện tử thúc đẩy ngành du lịch ở Đông Nam ÁCác nước trong Hiệp định RCEP sẽ ký thỏa thuận thương mại điện tử vào tháng 11

Thanh toán bằng hình thức ví điện tử. Ảnh minh họa: Bnews/TTXVN

Các công ty công nghệ tài chính cũng mong muốn bước vào thị trường bảo hiểm ASEAN thông qua những kênh bán hàng trực tuyến, đây có thể là “một ngành kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận đặc biệt cao”; trong bối cảnh các công ty thanh toán bên thứ ba dự kiến sẽ thu được một phần lớn các thanh toán bằng tiền mặt và thẻ, cũng như chuyển khoản bán lẻ ở các nền kinh tế ASEAN-6 bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.

Với việc tiền mặt chiếm ước tính khoảng 70-80% các giao dịch bán lẻ ở ASEAN, thanh toán trực tuyến có thể chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể từ tiền mặt. Tuy nhiên, ngay cả khi thanh toán chiếm phần lớn các dịch vụ tài chính trực tuyến, báo cáo nói trên cũng lưu ý rằng, phân khúc này “có tính cạnh tranh gay gắt và phân mảnh”, bởi các ngân hàng, công ty bảo hiểm, viễn thông, công ty thương mại điện tử và các nền tảng khác đều cạnh tranh về doanh thu.

Do đó, khi thị trường thanh toán trực tuyến vốn đã nhộn nhịp và đang phát triển, báo cáo xác định cho vay và bảo hiểm là biên giới tiếp theo đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ tài chính; mặc dù các nhà phân tích phát hiện rằng, các công ty công nghệ tài chính ASEAN có xu hướng cung cấp các khoản vay ngắn hạn với lãi suất từ ​​2-5%/tháng, “mức cao hơn đáng kể” so với lãi suất của các ngân hàng trong khu vực, với rủi ro nợ xấu tương đối cao.

Trong lĩnh vực bảo hiểm, JPMorgan ước tính thị phần trực tuyến có thể tăng từ 3% lên 7% tại ASEAN trong năm tài chính 2021, tạo ra khoảng 800 triệu USD tiền hoa hồng bán hàng. Theo các chuyên gia, nhà phân phối sản phẩm tài chính bên thứ ba có thể hưởng tỷ suất lợi nhuận gộp lên tới 90%, điều này được tham khảo từ tiền lệ tại thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, doanh số bán hàng trực tuyến còn được thúc đẩy bởi các sản phẩm bảo hiểm vi mô, chẳng hạn như bảo hiểm xe máy và du lịch. Báo cáo cũng ghi nhận sự gia nhập của các công ty khởi nghiệp, nơi cung cấp những dịch vụ trực tuyến rẻ hơn và cạnh tranh hơn.

Ngoài ra, kiều hối, quản lý tài sản, tài chính cá nhân, các quy định và tiền điện tử là những lĩnh vực mà các giải pháp kỹ thuật số đang được mở rộng. Các nhà phân tích tin rằng, các ngân hàng nắm giữ lợi thế từ nhượng quyền tiền gửi, quản lý rủi ro và quy định; song, họ cũng nhấn mạnh sẽ có “một con đường kéo dài hướng tới sự cạnh tranh và hợp tác” trong các giải pháp kỹ thuật số. Kết quả sẽ là khả năng tốt hơn để tạo ra giá trị trong quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Return to top