ClockThứ Năm, 30/05/2019 07:35

LHQ: Châu Á-Thái Bình Dương khó đạt các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

TTH.VN - Bất chấp những nỗ lực tốt nhất để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp quốc (LHQ), một báo cáo của Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ về châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) vừa được công bố cho biết với quỹ đạo hiện tại, châu Á-Thái Bình Dương sẽ không đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong số 17 SDGs vào năm 2030 như đã đề ra.

Giáo dục là tâm điểm của chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vữngLHQ: Châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ chỉ đạt 1/17 SDGsBéo phì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vữngFAO và UNESCO tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu SDGs

Các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp quốc (LHQ). Ảnh: UN

Trong hơn một nửa số SDGs, tiến độ đã bị đình trệ hoặc đi sai hướng. Tình hình đang thực sự xấu đi trong các vấn đề về cung cấp nước sạch và vệ sinh (SDG 6), đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công việc tốt (SDG 8), hay hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất bền vững (SDG 12).

Một điểm sáng trong Báo cáo tiến độ SDG châu Á-Thái Bình Dương 2019 là có 6 mục tiêu mà mọi tiểu vùng đều đang đạt được tiến bộ, bao gồm xoá đói nghèo (SDG 1), sức khỏe và hạnh phúc (SDG 3), giáo dục chất lượng (SDG 4), năng lượng sạch và giá cả phải chăng (SDG 7), giảm bất bình đẳng (SDG 10) và quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu (SDG 17).

Tuy nhiên, LHQ cho rằng, ngay cả khi có tiến bộ tốt, có lẽ đã là quá muộn để đạt được các mục tiêu đặt ra vào năm 2030.

Điểm nổi bật của ASEAN

Trong khi ASEAN dẫn đầu các tiểu vùng khác về giáo dục chất lượng (SDG 4), năng lượng sạch và giá cả phải chăng (SDG 7) và công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng (SDG 9), nhiều mục tiêu trong số này sẽ không đạt được nếu tốc độ phát triển không được tăng tốc, đáng chú ý là năng lượng tái tạo (7.2).

ASEAN cũng đang thụt lùi về tăng trưởng kinh tế và công việc tốt (SDG 8), hành động khí hậu (SDG 13), và xây dựng xã hội công bằng, hòa bình và toàn diện (SDG 16), và các lĩnh vực đòi hỏi phải hành động ngay lập tức để đảo ngược xu hướng bao gồm một số chỉ tiêu khác về môi trường và xã hội.

Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu đáng tin cậy là một thách thức lớn trong việc đánh giá chính xác từng tiến bộ của khu vực vì có khoảng cách dữ liệu ở 2/3 các chỉ số SDG toàn cầu. Gần 1/4 các mục tiêu SDGs thiếu bằng chứng liên quan đến môi trường, buộc các khu vực phải sử dụng nhiều nguồn dữ liệu thay thế để bổ sung cho các nguồn truyền thống như khảo sát và vẽ ra một bức tranh chính xác hơn về tiến trình của SDGs.

Trong một báo cáo về SDGs được phát hành vào tháng 7 năm ngoái, tổ chức phi chính phủ của Đức Bertelsmann Stiftung và Mạng giải pháp phát triển bền vững của LHQ cho biết, lần đầu tiên, họ chỉ ra rằng không có quốc gia nào đi đúng hướng để đạt được tất cả các mục tiêu SDGs vào năm 2030.

Ngay cả ba quốc gia hàng đầu là Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan vẫn có nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu như tiêu dùng và sản xuất bền vững (SDG 12) và hành động khí hậu (SDG 13).

Trong một bài phát biểu hồi đâug năm nay, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là một trong những thách thức chính mà cả thế giới đang phải đối mặt, trong khi con người đang thua trong cuộc đua nhằm quản lý các vấn đề về môi trường.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn so với chúng ta nghĩ, và thực tế đã chứng minh vấn đề này còn tồi tệ hơn những gì khoa học đã dự đoán trước khi thế giới phải đối mặt với nhiệt độ nóng hơn, ý chí chính trị sẽ làm gì đó về vấn đề môi trường lại đang chậm lại.

SDGs là gì?

Các SDGs đã được 193 nhà lãnh đạo thế giới đồng ý tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của LHQ vào tháng 9/2015 như là sự tiếp nối của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Nhận thấy một loạt các thách thức liên kết tồn tại trong thế giới ngày nay và nhu cầu về một loạt các vấn đề cần được giải quyết, SDGs được tạo ra để giải quyết các yếu tố liên kết của phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế, hòa nhập xã hội và bảo vệ môi trường, trong khi MDGs tập trung chủ yếu vào chương trình nghị sự xã hội.

Nhưng ngoài việc thiếu dữ liệu và giảm ý chí chính trị như Tổng thư ký LHQ Guterres ghi nhận, sự phức tạp của SDGs cũng làm tăng thêm những khó khăn mà các quốc gia phải đối mặt để đạt được các mục tiêu này.

Ngoài ra, để đạt được SDGs sẽ đòi hỏi phải chuyển đổi sâu sắc các hệ thống giáo dục, y tế, sử dụng năng lượng, sử dụng đất, quy hoạch đô thị và triển khai công nghệ thông tin. Những chuyển đổi này đòi hỏi phải có ý chí chính trị mạnh mẽ, và hợp tác cùng với doanh nghiệp và xã hội dân sự.

Tăng cường quan hệ đối tác (SDG 17) và trao đổi thông tin là điều cần thiết để đảm bảo rằng ASEAN và các tiểu vùng châu Á-Thái Bình Dương khác có phương tiện để tài trợ, nhắm mục tiêu và thực hiện các giải pháp chính sách. Không làm như vậy, và các quốc gia này sẽ gây nguy hiểm cho những thành tựu của tất cả các mục tiêu khác.

Bảo Nghi (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

TIN MỚI

Return to top