ClockThứ Tư, 11/07/2018 14:37

FAO: Nhập khẩu lương thực toàn cầu tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000

TTH.VN - Một báo cáo mới do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) công bố ngày hôm nay (11/7) cho biết, nhập khẩu lương thực thế giới tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000, chạm ngưỡng 1,43 nghìn tỷ USD trong năm 2017.

FAO cảnh báo tình trạng tiêu thụ cá thế giới không bền vữngGiá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm 2018FAO, OECD dự báo sản lượng nông nghiệp châu Á sẽ gia tăngFAO: An toàn thực phẩm là chìa khoá để phát triển kinh tế, kết thúc đói nghèoFAO: Cần quản lý thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học trên các đại dương chungFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bảnFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Nhập khẩu lương thực đang đặt gánh nặng ngày càng lớn đối với các quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: Reuters

Đáng chú ý, con số này tăng gấp 5 lần đối với những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng thiếu lương thực.

Điều này cho thấy một xu hướng đang "ngày càng trầm trọng hơn, đặt ra thách thức ngày càng gia tăng, nhất là đối với những quốc gia nghèo nhất trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cơ bản của họ từ các thị trường quốc tế", ông Adam Prakash, nhà kinh tế học của FAO nhận định.

Trong một dự báo, nhập khẩu lương thực toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục tăng khoảng 3% lên khoảng 1,47 nghìn tỷ USD trong năm nay. Sự gia tăng thường niên chủ yếu phản ánh hoạt động thương mại quốc tế lớn hơn đối với cá, một loại thực phẩm có giá trị cao được nhập khẩu chủ yếu bởi các quốc gia phát triển và ngũ cốc, một mặt hàng nhập khẩu thiết yếu đối với nhiều quốc gia thiếu lương thực thu nhập thấp (LIFDCs).

Được biết, phân tích của FAO tập trung vào cả xu hướng và thành phần, gồm protein động vật, trái cây và rau quả, ngũ cốc, đồ uống, các loại hạt có dầu và cà phê, trà và gia vị của các đơn hàng nhập khẩu thực phẩm theo thời gian.

Bên cạnh đó, trong khi nhập khẩu thực phẩm tăng với tốc độ trung bình toàn cầu hàng năm là 8% kể từ năm 2000, tốc độ này tăng lên mức 2 con số đối với phần lớn các quốc gia nghèo nhất.

Nhập khẩu thực phẩm hiện chiếm 28% tổng thu nhập xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs), lớn hơn gần gấp đôi tỷ lệ được ghi nhận trong năm 2005. Trong khi đó, các quốc gia phát triển không chỉ có GDP bình quân đầu người cao hơn, mà họ thường chỉ chi tiêu khoảng 10% thu nhập xuất khẩu cho nhập khẩu thực phẩm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

TIN MỚI

Return to top