Thế giới

Tăng trưởng nhanh chóng, Tiktok đạt mốc 1 tỷ người dùng toàn cầu

ClockThứ Ba, 28/09/2021 10:54
TTH.VN - Nền tảng TikTok hôm qua (27/9) tuyên bố đã đạt mốc 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU) trên toàn cầu, đánh dấu mức tăng đến 45% kể từ tháng 7 năm 2020, trong đó Mỹ, châu Âu, Brazil và Đông Nam Á là những thị trường lớn nhất của ứng dụng video ngắn phổ biến này.

“Streamer” - xu hướng của giới trẻFacebook âm thầm tung ứng dụng video cạnh tranh TikTok

Ứng dụng Tiktok

Là dịch vụ của một công ty Trung Quốc, Tiktok đã chứng kiến lượng người dùng tăng đột biến trong vài năm qua, với một lớn người dùng tại Mỹ bắt đầu tìm đến ứng dụng chia sẻ các video ngắn này từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Hồi tháng 1/2018, Tiktok cho biết ứng dụng có khoảng 55 triệu người dùng toàn cầu. Con số đó đã tăng lên hơn 271 triệu người dùng vào tháng 12/2018, 508 triệu người dùng vào tháng 12/2019. Đến mùa hè năm ngoái, công ty này báo cáo có gần 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Để tiện so sánh, vào quý II năm nay, Facebook tuyên bố có 3,51 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong tất cả chuỗi các ứng dụng mà mình sở hữu, tăng lên từ con số 3,45 tỷ người dùng của cùng kỳ quý trước. Tính riêng với mạng xã hội Facebook, số người dùng hoạt động hàng tháng tính đến cuối tháng 6/2021 là 2,9 tỷ người, theo báo cáo hàng quý mới nhất của hãng.

Tuy vậy, TikTok hiện vẫn đang là ứng dụng video ngắn được yêu thích nhất trên thế giới, bất chấp nhiều đối thủ công nghệ lớn cũng đang chạy đua để tung ra các sản phẩm, dịch vụ video ngắn của riêng mình.

Cụ thể, Facebook đã giới thiệu một “bản sao TikTok” của hãng là Instagram Reels một cách rộng rãi vào tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó, Snap cũng công bố một tính năng tương tự được gọi là Spotlight trong năm 2020. Tháng 9 cùng năm, YouTube của Google ra mắt các đối thủ cạnh tranh với tính năng video ngắn có tên Shorts.

TikTok đã phát triển mạnh bất chấp một năm đầy khó khăn khi công ty này phải đối mặt với một loạt vấn đề, bao gồm nguy cơ bị cấm sử dụng sau khi chính quyền cũ của cựu Tổng thống Donald Trump nêu ra những quan ngại liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin.

Thời điểm đó, TikTok được yêu cầu bán cho một công ty Mỹ nếu vẫn muốn hoạt động tại thị trường này. TikTok cũng công bố Oracle là “đối tác cung cấp công nghệ đáng tin cậy”.

Tuy nhiên, việc Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền tại Nhà Trắng đã cho phép công ty tiếp tục hoạt động như bình thường. Vào tháng 2/2021, Tạp chí Phố Wall cho biết thỏa thuận với Oracle đã bị “hoãn lại vô thời hạn”. Vào mùa hè năm nay, ông Biden đã ký một sắc lệnh trong đó đặt ra những tiêu chuẩn để chính phủ đánh giá rủi ro của các ứng dụng liên quan đến nước ngoài.

Nền tảng chia sẻ video này thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance. TikTok đã bổ nhiệm Giám đốc tài chính của ByteDance Shouzi Chew, một công dân Singapore, làm giám đốc điều hành mới của công ty vào đầu năm nay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Return to top