Thế giới

Pfizer xin cấp phép tiêm thêm liều vắc xin thứ 3 ngừa COVID-19

ClockThứ Sáu, 09/07/2021 17:09
Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech cho biết sẽ yêu cầu cơ quan y tế Mỹ, châu Âu và các nước thông qua việc tiêm liều bổ sung của vắc xin COVID-19 dựa trên các bằng chứng về nguy cơ mắc bệnh trong vòng 6 tháng sau khi tiêm.

Hàn Quốc đàm phán với Pfizer và Moderna để sản xuất 1 tỷ liều vaccine theo công nghệ mRNAEU sẽ mua thêm 1,8 tỷ liều vaccine Pfizer-BioNTechNghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZenecaHãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3

Một nông dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8-7 - Ảnh: REUTERS

Quyết định của Pfizer dựa trên dữ liệu ban đầu từ một thử nghiệm đang diễn ra cho thấy liều vắc xin thứ 3 có thể đẩy mức kháng thể lên gấp 5 đến 10 lần đối với virus corona chủng mới nguyên bản và biến thể Beta.

"Các công ty chúng tôi hy vọng sẽ sớm công bố dữ liệu chính xác hơn, trên một tạp chí được bình duyệt và sẽ gửi dữ liệu lên FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ), EMA (Cơ quan Dược phẩm châu Âu) và các cơ quan quản lý khác trong những tuần tới" - AFP dẫn tuyên bố của Pfizer và BioNTech ngày 8-7.

Pfizer cũng cho rằng việc tiêm 3 liều cũng sẽ tạo khả năng bảo vệ tốt hơn trước biến thể Delta hiện đang lây nhanh tại nhiều nước trên thế giới.

Để phòng hờ, họ đang phát triển một loại vắc xin dành riêng cho biến thể Delta và lô đầu tiên sẽ được sản xuất ở cơ sở của BioNTech tại Mainz, Đức.

Tuyên bố của Pfizer cũng đề cập đến dữ liệu tại Israel thời gian qua cho thấy hiệu quả của vắc xin Pfizer suy giảm trong vòng 6 tháng sau tiêm. Nhà khoa học Mikael Dolsten của Pfizer xác nhận sự suy giảm hiệu quả của vắc xin xảy ra trên những người đã tiêm ngừa vào tháng 1 và 2-2021.

Bộ Y tế Israel trong tháng 6-2021 đánh giá hiệu quả của vắc xin Pfizer chỉ còn 64%, giảm mạnh so với đánh giá ban đầu.

Theo Pfizer, dựa trên dữ liệu tại Israel, liều thứ 3 có thể được tiêm trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi tiêm đủ 2 liều đầu tiên.

"Dù khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng của vắc xin vẫn ở mức cao trong 6 tháng, có thể xảy ra sự suy giảm hiệu quả đối với bệnh có triệu chứng theo thời gian và sự xuất hiện của các biến thể" - tuyên bố của Pfizer viết.

Cùng trong ngày 8-7, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ra thông báo những người Mỹ đã tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ hiện chưa cần tiêm liều bổ sung. 

“Chúng tôi sẵn sàng tiêm liều bổ sung nếu và khi khoa học cho thấy cần phải tiêm” - FDA và CDC ra thông báo chung sau tuyên bố của Pfizer cho biết sẽ yêu cầu cơ quan y tế các nước thông qua việc tiêm liều vắc xin thứ 3.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top