Thế giới

Nội dung thảo luận tại hội nghị quan chức tài chính và khoa học G7

ClockThứ Sáu, 12/05/2023 14:59
Trong ngày 12/5, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra Niigata (Nhật Bản) sẽ thảo luận về các biện pháp để bảo vệ sự ổn định tài chính trước các vụ rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng cũng như xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt.

G7 sẽ thảo luận về việc củng cố hệ thống ngân hàng toàn cầuCác bộ trưởng G7 thảo luận về hạ tầng số và quản trị trí tuệ nhân tạoG7 nhất trí thúc đẩy việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạchNhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7G7 lên kế hoạch thiết lập các mức giá trần khác nhau với dầu mỏ Nga

leftcenterrightdel
Nguồn: Reuters 

Trước đó một ngày, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã lưu ý rằng những mối lo ngại về tài chính có thể lan rộng chỉ trong chốc lát thông qua các trang mạng xã hội và việc các ứng dụng ngân hàng trực tuyến cho phép việc rút tiền ngoài giờ làm việc có thể gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng.

Ông Suzuki nhấn mạnh sự cần thiết phải chia sẻ những bài học rút ra từ các vụ phá sản ngân hàng gần đây ở Mỹ.

Trong ngày làm việc thứ hai của hội nghị này, các đại biểu cũng thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu. 

Vấn đề nợ của các nước đang phát triển cũng nằm trong chương trình nghị sự, với phiên họp hiếm hoi về định hướng tài chính với 6 quốc gia trong đó có Brazil, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Với tư cách là nước giữ Chủ tịch G7, Nhật Bản đang đặt mục tiêu thiết lập một lịch trình rõ ràng để khởi động mối quan hệ đối tác "cùng có lợi" với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ cho các sản phẩm quan trọng đối với quá trình khử carbon.

Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ G7 đã khai mạc tại thành phố Sendai của Nhật Bản với mục tiêu đảm bảo những lợi ích của việc nghiên cứu khoa học được chia sẻ trên toàn thế giới song song với việc bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế.

Theo các quan chức Chính phủ Nhật Bản, trong ngày họp đầu tiên, hội nghị dự kiến thảo luận 2 trong số 3 vấn đề chính trong chương trình nghị sự gồm: tự do nghiên cứu và thúc đẩy khoa học mở, cũng như tầm quan trọng của tính minh bạch và bảo mật trong nghiên cứu.

Trong ngày họp tiếp theo, các bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận về hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế để giải quyết các thách thức quy mô toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu và sử dụng không gian, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực nâng cao hiểu biết về hệ sinh thái đại dương.

Hội nghị dự kiến sẽ thông qua tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Return to top