Thế giới

Nguồn cung nước và năng lượng ở châu Á đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu

ClockThứ Tư, 24/05/2023 17:52
TTH.VN - Reuters ngày 24/5 dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu cho biết sự gián đoạn liên quan đến khí hậu đối với hệ thống nước quan trọng ở vùng Hindu Kush - Himalaya đang gây rủi ro cho sự phát triển kinh tế và an ninh năng lượng ở 16 quốc gia châu Á. Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần có hành động phối hợp để bảo vệ dòng nước trong khu vực.

ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương

leftcenterrightdel
 Hạn hán do biến đổi khí hậu khiến lượng nước ở nhiều con sông giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến thuỷ điện. Ảnh minh hoạ: AFP/NLD

Lưu vực của 10 con sông lớn chảy từ các tháp nước Hindu Kush - Himalaya là nơi sinh sống của 1,9 tỷ người và tạo ra 4,3 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm. Tuy nhiên, các tác động của biến đổi khí hậu như băng tan và thời tiết khắc nghiệt đang đặt ra những “mối đe dọa nghiêm trọng” cho khu vực này, Tổ chức tư vấn về Rủi ro nguồn nước Trung Quốc cho biết.

Theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu, nếu con người không thể kiềm chế lượng khí thải, tất cả các con sông sẽ phải đối mặt với “rủi ro về nước ngày càng gia tăng và phức tạp...”; đồng thời, việc tiếp tục xây dựng các cơ sở hạ tầng năng lượng sử dụng nhiều nước đang làm trầm trọng thêm vấn đề.

Được biết, trong 10 con sông nói trên có sông Hằng và sông Brahmaputra chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà của Trung Quốc, cũng như các tuyến đường thủy xuyên biên giới như sông Mekong và sông Salween… chúng hỗ trợ gần 3/4 thủy điện và 44% nhiệt điện than ở 16 quốc gia, bao gồm cả Afghanistan, Nepal và Đông Nam Á.

Các nhà máy điện dọc theo 10 con sông được coi là dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu này có công suất điện lên tới 865 gigawatt (GW), trong đó phần lớn phụ thuộc vào nước. Đáng chú ý, hơn 300 GW - lượng điện đủ để cung cấp cho Nhật Bản - nằm ở các khu vực đang phải đối mặt với rủi ro về nước ở mức “cao” hoặc “cực kỳ cao”, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc - nơi cung cấp năng lượng cho khoảng 1/3 dân số cả nước và khoảng 15% công suất điện, đã trải qua đợt hạn hán kéo dài kỷ lục vào năm ngoái, khiến sản lượng thủy điện giảm mạnh, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kể từ sau các đợt hạn hán, nhiều chính phủ đã phê duyệt kế hoạch cho hàng chục nhà máy nhiệt điện than mới để giảm bớt sự gián đoạn thủy điện trong tương lai. Tuy nhiên, nhiệt điện than cũng cần nước và sự gia tăng công suất ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khi rủi ro khí hậu gia tăng, các quốc gia chịu tác động của biến đối khí hậu phải xây dựng các chính sách đảm bảo “ăn khớp” với tình hình an ninh năng lượng và nước, “vì các lựa chọn năng lượng có thể tác động đến nước và việc thiếu nước có thể gây khó khăn cho các nguồn điện, nên an ninh nước sẽ quyết định an ninh năng lượng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Cần nâng cấp lưới điện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng

Việc đầu tư không đầy đủ vào lưới điện đang kìm hãm các quốc gia đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương trong việc nắm bắt đầy đủ lợi ích của quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm tăng cường an ninh năng lượng, tạo ra hàng triệu việc làm xanh và mở rộng khả năng tiếp cận điện.

Châu Á - Thái Bình Dương Cần nâng cấp lưới điện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng
Du lịch dịp lễ Quốc tế Lao động bùng nổ ở châu Á

Dịp lễ Quốc tế Lao động (1/5) tiếp tục là giai đoạn du lịch cao điểm đối với nhiều điểm đến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là khi du khách từ Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc đại lục tận dụng kỳ nghỉ công kéo dài này cho những chuyến đi trong nước hoặc nước ngoài.

Du lịch dịp lễ Quốc tế Lao động bùng nổ ở châu Á
Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu

Khủng hoảng khí hậu là một trong những thách thức quan trọng nhất mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay. Trong đó, nó vượt qua suy thoái môi trường, đe dọa đảo ngược nhiều thập kỷ tiến bộ trong phát triển bền vững, sức khỏe cộng đồng, quyền con người và ổn định kinh tế.

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu
Liên hoan phim “Biến đổi khí hậu, Thay đổi cuộc sống” 2025:
Khuyến khích những phim ngắn về biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Thông tin từ ban tổ chức cho biết Liên hoan phim “Biến đổi khí hậu, Thay đổi cuộc sống” – CCCL 2025 đang tiếp nhận bản thảo các phim ngắn từ các tác giả ở Đông Nam Á cho đến hết tháng 4 này.

Khuyến khích những phim ngắn về biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á
Return to top