Thế giới

Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm tăng trưởng trong năm 2019 và 2020

ClockThứ Ba, 12/11/2019 07:29
TTH.VN - Tờ Yonhap dẫn thông tin Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) ngày 11/11 dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại và chỉ đạt mức 2,9% trong năm 2019.

Các cuộc biểu tình có thể ảnh hưởng đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu...IMF: Cần tháo gỡ các rào cản thương mại để vực dậy tăng trưởng toàn cầuOECD: Kinh tế Hàn Quốc đang mất đà tăng trưởngWB: Tăng trưởng Đông Á - Thái Bình Dương giảm do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề toàn cầuNga khẳng định vai trò của châu Á trong nền chính trị quốc tếChâu Á là khu vực ít chuẩn bị nhất trước mối đe dọa lão hóaKinh tế toàn cầu trước mất mát 850 tỉ USDXuất khẩu đình trệ, kinh tế Đức suy giảm trong quý II/2019Ngân hàng Trung ương Canada giữ nguyên chính sách lãi suất

Nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ giảm tăng trưởng trong hai năm 2019 và 2020. Ảnh minh họa: Dân trí

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do tác động từ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.

Con số dự báo mới nhất thể hiện mức giảm khá sâu so với mức dự đoán 3,8% và 3,6% đạt được trong hai năm liên tiếp là 2017 và 2018.

Cũng theo Viện KIEP, nền kinh tế thế giới vẫn còn có thể phục hồi và tăng trưởng 3,2% trong năm 2020, nhờ vào đà tăng trưởng khả quan của các nền kinh tế mới nổi, trong bối cảnh những nền kinh tế lớn lại giảm tăng trưởng.

Đối với hai nền kinh tế lớn, Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc dự báo Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, trước khi giảm xuống còn 2% vào năm 2020. Tuy nhiên đây vẫn là mức giảm khá nhiều so với 2,9% ghi nhận vào năm 2018. Về phía Trung Quốc, nhiều khả năng nền kinh tế nước này sẽ mở rộng đến mức 6,2% trong năm nay, sau đó giảm xuống còn 6% vào năm 2020, thấp hơn so với mức 6,6% của năm 2018.

Trong một thông tin có liên quan, vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra hồi năm 2008. Trong đó, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ đạt mức 3% trong năm nay, giảm mạnh so với dự báo đưa ra hồi tháng 7 là 3,2%. IMF cho rằng, đây cũng là hậu quả từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm sự không chắc chắn của Brexit và tác động từ các cuộc khủng hoảng địa chính trị khác.

Đối với các nền kinh tế tiên tiến, IMF dự đoán mức tăng trưởng sẽ giảm từ 2,3% trong năm 2018 xuống còn 1,7% vào năm 2019.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap & BBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số
Return to top