Thế giới

Nắng nóng bất thường được ghi nhận ở nhiều khu vực trên thế giới

ClockThứ Bảy, 10/07/2021 07:23
TTH - Các quốc gia Bắc Âu vừa phải hứng chịu đợt nắng nóng bất thường, khi khu vực Lapland (Phần Lan) ghi nhận ngày nóng nhất kể từ năm 1914. Trong khi đó, nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đang trải qua những đợt nắng nóng gay gắt trong năm nay.

Nắng nóng gay gắt chưa từng thấy ở châu Âu kể từ 2019Châu Âu: Mất mùa do nắng nóng và hạn hán tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm

Tiểu bang California (Mỹ) đã ghi nhận mức nhiệt độ ngoài trời lên tới 54 độ C trong ngày 17/6. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nhiệt độ cao gần mức kỷ lục

Vào cuối tuần qua, các quốc gia ở khu vực Bắc Âu đã ghi nhận nhiệt độ cao gần mức kỷ lục, bao gồm mức nhiệt cao đến 34 độ C ở một số nơi. Các số liệu mới nhất được đưa ra sau khi Viện Khí tượng Quốc gia Phần Lan báo cáo nhiệt độ nóng nhất trong tháng 6, kể từ khi các ghi chép được thực hiện vào năm 1844.

Theo Hãng tin STT của Phần Lan, thị trấn Kevo ở Lapland đã ghi nhận mức nhiệt 33,6 độ C vào ngày 4/7, đây được xem là ngày nóng nhất kể từ năm 1914, khi các nhà chức trách đo được mức nhiệt lên tới 34,7 độ C.

Trong khi đó, nhiệt độ cao theo sau những đợt sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục và các vụ cháy rừng đã gây ra sự tàn phá ở một số khu vực của Bắc Mỹ. Thống đốc tiểu bang Oregon (Mỹ), bà Kate Brown cho biết, đợt nắng nóng dữ dội đã cướp đi sinh mạng của 95 người chỉ tính riêng ở tiểu bang này. Ngoài ra, hàng trăm người được cho là đã tử vong vì nắng nóng ở phía tây bắc Mỹ và tây nam Canada.

Đáng chú ý, các chuyên gia và quan chức lo ngại rằng, tình trạng thời tiết thảm khốc, được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới.

Cũng trong tháng trước, một số khu vực của Thụy Điển đã báo cáo mức nhiệt cao kỷ lục. Nhà vận động khí hậu Greta Thunberg chia sẻ: “Tháng 6 năm 2021 là tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận ở thủ đô Stockholm, quê hương của tôi với một biên độ lớn. Tháng 6 nóng nhất thứ 2 xảy ra vào năm 2020, và tháng 6 nóng thứ ba là vào năm 2019”. Ở cấp độ quốc gia, tháng 6 năm 2021 là thời điểm xảy ra đợt nắng nóng nghiêm trọng thứ 3 từng được ghi nhận ở Thụy Điển.

Tiếp đó, Viện Khí tượng Na Uy đã ghi nhận mức nhiệt 34 độ C ở Saltdal, một địa điểm nằm gần Vòng Cực. Đây là mức nhiệt độ cao nhất đo được ở quốc gia này trong năm nay, và chỉ thấp hơn 1,6 độ C so với mức kỷ lục mọi thời đại của Na Uy.

Tại Canada, các lực lượng chức năng đang phải khống chế một loạt các vụ cháy rừng bùng phát ở tỉnh British Columbia ở phía tây, sau khi quốc gia này chống chọi với mức nhiệt độ lên tới 49,6 độ C, đánh dấu một mức kỷ lục mới về nhiệt độ của Canada.

Trong một động thái liên quan, ngày 1/7, Liên Hiệp Quốc đã xác nhận nhiệt độ cao kỷ lục mới tại lục địa Nam Cực là 18,3 độ C, được ghi nhận hồi năm ngoái.

Biến đổi khí hậu là yếu tố chính

Ở Nam bán cầu, tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận ở New Zealand, nơi tháng 6 vẫn là một tháng mùa đông; khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao theo một mô hình phù hợp với sự nóng lên toàn cầu.

Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 6/7 cho hay, nhiệt độ hàng ngày trong tháng 6 vừa qua đã đạt mức trung bình 10,6 độ C, cao hơn mức trung bình 1,9 độ C bất chấp đợt lạnh vào cuối tháng 6.

Nhà khoa học Chris Brandolino tại NIWA lưu ý, New Zealand chỉ có 13 lần ghi nhận mốc nhiệt bất thường như vậy kể từ năm 1909. Tuy nhiên, “điều đáng báo động” là trong 10 năm qua, nền nhiệt cao bất thường như vậy đã xảy ra đến 6 lần.

Cũng theo ông Chris Brandolino, trong khi các yếu tố ngắn hạn như nhiệt độ đại dương ấm lên làm nóng không khí trên khắp New Zealand, thì biến đổi khí hậu là một yếu tố chính gây ra tác động lâu dài.

Trước đó vào năm 2020, New Zealand đã trải qua năm nóng thứ 7 trong lịch sử, cũng là năm thứ 7 trong một thập kỷ có mức nhiệt độ nằm trong top 10 mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã tuyên bố tình trạng “khẩn cấp về khí hậu” hồi năm ngoái; đồng thời khẳng định rằng, hành động khẩn cấp là cần thiết vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Được biết, New Zealand đã cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050, và sản xuất toàn bộ năng lượng từ các nguồn tái tạo đến năm 2035.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Guardian & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
Thông tin doanh nghiệp:
CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới!

CaraWorld Land ghi dấu ấn tượng trên các chuyên trang quốc tế về 1 ốc đảo nghỉ dưỡng tại gia riêng tư đẳng cấp 5* trên vịnh Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa.

CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Return to top