Thế giới

Mỹ: Thỏa thuận lịch sử phục hồi kế hoạch phá hủy con đập lớn nhất

ClockThứ Tư, 18/11/2020 14:33
TTH.VN - Một thỏa thuận vừa được công bố sẽ mở đường cho việc phá dỡ con đập lớn nhất trong lịch sử của Mỹ, một dự án hứa hẹn mở lại hàng trăm dặm đường thủy dọc con sông Klamath giữa biên giới 2 bang Oregon-California để phục hồi lại số lượng cá hồi đã giảm sút đáng kể trong những năm gần đây.

Công cuộc nghiên cứu vaccine COVID-19 ở Mỹ đang rất thành côngSố ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ vượt ngưỡng 11 triệu caRCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn QuốcThế giới cùng lúc bị 2 cơn bão mạnh tấn công, thiệt hại nặng cả về người và tài sảnBầu cử Mỹ: Thêm 2 bang cập nhật kiểm phiếu, hồi kết rõ ràng hơn cho Trump-Biden

Cá hồi Chinook - trung tâm của văn hóa, tín ngưỡng và chế độ ăn uống của nhiều bộ tộc đã mất 98% "dân số" do tác động của các đập thủy điện sông Klamath. Ảnh minh họa: Nông Nghiệp Việt Nam

Những nỗ lực trước đây nhằm giải quyết các vấn đề ở lưu vực Klamath đã thất bại trong bối cảnh nhiều năm căng thẳng về pháp lý và gây mất lòng tin giữa các bộ lạc, nhóm ngư dân, nông dân và các nhà bảo vệ môi trường.

“Việc dỡ bỏ đập này không chỉ là một dự án phả hủy một khối bê tông. Đó là một ngày mới và một kỷ nguyên mới,” Tù trưởng Bộ lạc Yurok, Joseph James nói. “Đối với tôi, đây là cơ thể của chúng tôi, có một dòng sông chảy tự do giống như những người đã đến trước chúng ta... Cuộc sống của chúng tôi sẽ phát triển mạnh mẽ khi những con đập này được phá dỡ.”

Một số bộ lạc khắp Oregon và California, các nhóm đánh cá và các nhà bảo vệ môi trường đã hy vọng sẽ thấy công việc phá dỡ bắt đầu sớm nhất là vào năm 2022. Nhưng những kế hoạch đó đã bị đình trệ vào tháng 7, khi các giới chức Mỹ quan ngại về năng lực tài chính của tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để giám sát dự án.

Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang phải thông qua thỏa thuận này. Nếu được chấp nhận, điều này sẽ cho phép PacifiCorp và Berkshire Hathaway thoát khỏi việc quản lý những con đập cũ kỹ, vốn không hề mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Những con đập bị tháo dỡ này sẽ là bốn đập ở cực nam trong chuỗi sáu con đập được xây dựng ở Nam Oregon và xa Bắc California bắt đầu từ năm 1918. Chúng được chế tạo chỉ để phát điện. Chúng không được sử dụng để tưới tiêu và không kiểm soát được lũ lụt. Con đập thấp nhất trên sông, Iron Gate (Cổng sắt), không có “thang cá” hoặc máng bê tông để cá có thể vượt qua. Thực tế, những con đập này tạo ra hàng trăm dặm ngăn cách với môi trường sống tiềm năng cho cá và bãi đẻ của chúng, và quần thể cá đã giảm đến mức chóng mặt trong những năm gần đây.

Cá hồi là trung tâm của văn hóa, tín ngưỡng và chế độ ăn uống của nhiều bộ tộc trong khu vực, bao gồm cả Yurok và Karuk - cả hai bên tham gia thỏa thuận - và họ đã phải chịu đựng rất nhiều tổn thất vì mất mát đó. Cá hồi Coho từ sông Klamath được liệt kê vào danh sách đe dọa theo luật liên bang và California, và dân số của chúng trên sông đã giảm từ mức 52% xuống 95%. Cá hồi chinook mùa xuân, từng là loài lớn nhất của lưu vực Klamath, cũng đã giảm tới 98%.

Theo American Rivers, hơn 1.720 đập đã được phá dỡ trên khắp nước Mỹ kể từ năm 2012 và 26 bang đã tiến hành các dự án dỡ bỏ đập chỉ riêng trong năm 2019. Dự án sông Klamath sẽ là dự án tháo dỡ đập thủy điện lớn nhất cho đến nay trong lịch sử nước Mỹ.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top