Thế giới

Lo ngại “làn sóng dịch bệnh thứ 2”khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng

ClockThứ Tư, 06/05/2020 06:05
TTH - Khi một số quốc gia bắt đầu nới lỏng các lệnh phong toả sau đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên, mối quan tâm đang được đặt ra là làm thế nào để có thể tránh được "làn sóng thứ 2" của dịch bệnh khi giãn cách xã hội được giảm bớt.

Dịch COVID-19 chiều 2-5: Pháp hỗ trợ Việt Nam và 4 nước ASEAN chống dịchLãnh đạo thế giới cam kết đẩy nhanh các nỗ lực phát triển thuốc và vaccine chống COVID-19

Nới lỏng các lệnh phong tỏa làm dấy lên nỗi lo về làn sóng dịch bệnh lần 2. Ảnh minh họa: Reuters/VOV

Tại Pháp, nơi các biện pháp phong toả dự kiến sẽ được dỡ bỏ vào ngày 11/5 tới, Thủ tướng Edouard Philippe cảnh báo, “nguy cơ của làn sóng thứ 2 sẽ rất nghiêm trọng khi có thể tấn công các bệnh viện vốn đã mong manh của đất nước, điều này khiến các lệnh phong toả cần được tái lập và sẽ gây lãng phí những nỗ lực và hy sinh đã được thực hiện".

Trong một bài phỏng vấn với đài France Inter, nhà virus học Anne Goffard cho rằng, làn sóng dịch bệnh thứ 2 có khả năng sẽ đến sớm nhất là vào cuối tháng 8 tới. Hiện vẫn chưa rõ virus SARS-CoV-2 sẽ phản ứng thế nào trong điều kiện thời tiết nóng ẩm hơn. Theo ông Jean-Francois Delfraissy, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Pháp, có thể sẽ có một mối liên hệ giữa virus SARS-CoV-2 với nhiệt độ và đổ ẩm. "Chúng tôi kỳ vọng sẽ có một mùa hè khá yên bình", ông nói, tuy nhiên cảnh báo rằng virus có thể quay trở lại mạnh mẽ vào cuối năm nay.

Trong khi các chuyên gia ít nhiều thống nhất về khả năng gia tăng số trường hợp nhiễm bệnh khi các lệnh phong toả được nới lỏng thì vẫn còn nhiều tranh luận về quy mô bùng phát của làn sóng thứ 2 so với đợt bùng phát đầu tiên.

Một số quan chức y tế cấp cao, đặc biệt là ở Đức và Mỹ, cảnh báo rằng đợt dịch thứ 2 có thể gây ra nhiều ca bệnh hơn so với mức cao nhất của tháng 3 - tháng 4 vừa qua. Một số khác lạc quan hơn với dự đoán những thay đổi trong hành vi cá nhân có thể làm chậm số ca nhiễm mới.

Pierachille Santus, một chuyên gia về phổi tại Milan, cho biết làn sóng dịch bệnh thứ 2 "có thể sẽ nhỏ hơn làn sóng thứ nhất" nhờ các biện pháp kiểm soát.

Theo đó, ngay cả khi các doanh nghiệp có thể mở cửa trở lại và người dân đông đúc trên các đường phố, vẫn có một số cách có thể làm chậm sự lây lan của virus, bao gồm giữ khoảng cách với người khác, tránh chạm vào mặt, rửa tay, đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng...

Một nghiên cứu cho thấy các biện pháp như vậy có thể làm giảm tổng số ca tử vong dự kiến do COVID-19 ở Pháp ​​xuống còn 85.000 người, so với dự đoán 200.000 ca tử vong khi không có giãn cách xã hội hoặc đeo khẩu trang.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Return to top