Thế giới

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

ClockThứ Hai, 28/10/2024 17:36
TTH.VN - Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Triển vọng của các ngành công nghiệp năm 2025: Phục hồi giữa muôn vàn thách thứcVai trò lãnh đạo của Indonesia là chìa khóa định hình khả năng phục hồi kinh tế ASEANSingapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiếnCác nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn Đông Nam Á cho thấy khả năng phục hồi giữa các mối đe dọa sức khỏe

 Duy trì quan điểm tích cực, hành động phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: VIB

Trong suốt chiều dài lịch sử, các nền kinh tế đã chứng minh được khả năng phục hồi đáng kinh ngạc sau suy thoái. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một ví dụ điển hình. Bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường nhà ở tại Mỹ, cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự phá sản trên diện rộng của các tổ chức tài chính, đòi hỏi phải có các gói cứu trợ khổng lồ của chính phủ. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ như hạ lãi suất và tăng nguồn cung tiền, các ngân hàng trung ương đã kích thích đà phục hồi kinh tế, bắt đầu biểu hiện phục hồi vào khoảng năm 2010.

Cuộc khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu tác động đến một số quốc gia từ năm 2009 đến 2012 cũng cho thấy, khả năng phục hồi của nền kinh tế. Nợ chính phủ cao và quản lý tài chính chưa tốt đã làm mất lòng tin của nhà đầu tư, dẫn đến chu kỳ suy thoái. Tuy nhiên, thông qua việc triển khai cải cách cơ cấu và nỗ lực khôi phục lòng tin của thị trường, các dấu hiệu ổn định đã xuất hiện vào giữa năm 2012.

Tương tự như vậy, đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có. Tuy nhiên, chính phủ của các quốc gia trên thế giới đã đối mặt bằng các gói kích thích tài chính và hỗ trợ tiền tệ để ổn định nền kinh tế. Đến giữa năm 2021, khi tiêm chủng tăng lên và  hạn chế được dỡ bỏ, nhiều quốc gia cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sự can thiệp của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn suy thoái và ổn định hệ thống tài chính. Hai hình thức can thiệp chính là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa thông qua các gói kích thích, đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và thanh toán trực tiếp cho người dân. Phản ứng của Thái Lan đối với đại dịch toàn cầu là một ví dụ. Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt gói cứu trợ COVID-19 trị giá 63 tỷ USD vào năm 2020 nhằm mục đích ổn định nền kinh tế và giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng. Chính sách tài khóa toàn diện này bao gồm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường dịch vụ công, giảm nghèo và thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, Thái Lan đã chứng kiến tăng trưởng kinh tế tăng 4,5% vào năm 2022 bởi tiêu dùng tư nhân hồi sinh và sự phục hồi của du lịch.

Các biện pháp can thiệp chính sách chiến lược như thế này không chỉ ổn định nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái mà còn mở đường cho tăng trưởng bền vững trong tương lai dài hạn.

Tiến bộ công nghệ

Đổi mới công nghệ luôn đóng vai trò là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế trong suốt chiều dài lịch sử. Ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các công nghệ mới thường xuất hiện, chuyển đổi các ngành công nghiệp và tạo ra thị trường mới. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ số trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đòi hỏi phải chuyển sang các nền tảng trực tuyến để kinh doanh và giao tiếp, làm thay đổi hoàn toàn thương mại toàn cầu.

Nhìn chung, những tiến bộ công nghệ được thúc đẩy trong thời kỳ suy thoái kinh tế sẽ thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp thích ứng và phát triển.

Hội nhập kinh tế toàn cầu

Sự kết nối ngày càng tăng của các nền kinh tế toàn cầu có thể bảo vệ chống lại suy thoái cục bộ. Các quốc gia tham gia vào các mạng lưới thương mại lớn hơn có thể hưởng lợi từ nhu cầu ở các khu vực khác, giúp giảm thiểu tác động của sự suy giảm trong nước.

Thêm vào đó, các hiệp định thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong hội nhập kinh tế toàn cầu bằng cách thúc đẩy sự ổn định trong thời kỳ biến động kinh tế. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thị trường chung của Liên minh châu Âu và các hiệp định thương mại tự do song phương là ví dụ về các cơ chế tạo điều kiện cho dòng chảy thương mại trôi chảy hơn ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Hội nhập kinh tế toàn cầu đã cung cấp cơ chế để vượt qua suy thoái và ổn định nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng.

Hành vi của người tiêu dùng và sự thích nghi của thị trường

Hành vi của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo thời gian để ứng phó với các điều kiện kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp xem xét lại các chiến lược. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty thường ưu tiên đổi mới, tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.

Đơn cử, để giảm thiểu tác động của COVID-19, nhà bán lẻ thời trang H&M đã giới thiệu các bộ sưu tập thời trang giá cả phải chẳng, nhấn mạnh vào khả năng chi trả mà không ảnh hưởng đến phong cách. Ngoài ra, nhiều chương trình ưu đãi và giảm giá cũng được đưa ra để thu hút khách hàng “nhạy cảm với giá cả”. Cách tiếp cận này không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng dài hạn khi các doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng của mình.

Sự thích nghi của người tiêu dùng và đổi mới thị trường là những yếu tố thiết yếu để vượt qua suy thoái kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Trong khi suy thoái kinh tế ngắn hạn có thể gây ra thách thức, việc duy trì quan điểm dài hạn mang lại hy vọng. Hiểu được các động lực hỗ trợ cho nền kinh tế trong quá trình phục hồi và thích nghi với thời kỳ mới, cộng thêm thúc đẩy tâm lý lạc quan sẽ giúp các xã hội thoát khỏi nghịch cảnh và trở nên mạnh mẽ hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Center on Budget and Policy Priorities)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Return to top