Thế giới

ISOM APEC 2020: Vì châu Á-TBD phát triển bền vững và thịnh vượng chung

ClockThứ Tư, 11/12/2019 15:36
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC 2020 không chính thức (ISOM APEC 2020) đã diễn ra trong hai ngày 10 và 11/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Langkawi, Malaysia, dưới sự chủ trì của Chủ tịch SOM APEC 2020, ông Hairil Yahri Yaacob.

Mỹ thúc đẩy phát triển tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình DươngÁp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình DươngThế giới có 2.101 tỉ phú, nước Mỹ chiếm đến 749 ngườiMỹ nhấn mạnh cam kết hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình DươngHọc giả Canada tin vào triển vọng hợp tác tích cực với Việt NamHành lang kinh tế Đông - Tây đã và đang dần hình thành

Chủ tịch SOM APEC 2020 Hairil Yahri Yaacob phát biểu tại phiên khai mạc ISOM ngày 9/12/2019. (Ảnh: Hà Ngọc/TTXVN)

Tham dự hội nghị có quan chức cấp cao 21 nền kinh tế thành viên APEC, Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Ban Thư ký APEC quốc tế.

Đoàn Việt Nam do bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Trưởng Quan chức cao cấp Việt Nam tại APEC (SOM) dẫn đầu.

Tại ISOM lần này, nước chủ nhà Malaysia đã tổ chức nhiều hoạt động quan trọng như Hội nghị Chuyên đề về ưu tiên cho năm APEC 2020, phiên họp không chính thức của Ủy ban Thương mại và đầu tư, Phiên thảo luận cấp SOM về Tầm nhìn APEC sau 2020.

Với chủ đề “Tối ưu hóa tiềm năng con người hướng tới tương lai vì sự thịnh vượng chung," trong năm APEC 2020, Malaysia sẽ tập trung vào ba ưu tiên gồm tăng cường thương mại-đầu tư, tham gia kinh tế bao trùm thông qua công nghệ và kinh tế số, và thúc đẩy phát triển bền vững mang tính sáng tạo. Các ưu tiên này nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nền kinh tế thành viên APEC.

Năm APEC 2019 đã đạt được một số kết quả quan trọng. Thứ nhất là việc thông qua ba lĩnh vực dịch vụ ưu tiên thúc đẩy gồm Quy định trong nước về dịch vụ, Chỉ số APEC và đi lại của nhân tài nhằm tạo thuận lợi cho dịch vụ và cạnh tranh.

Thứ hai, Năm APEC 2019 đưa ra và thống nhất ba lộ trình gồm phụ nữ và tăng trưởng bao trùm, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý (IUU) và xử lý rác thải đại dương.

Thứ ba là thành lập Nhóm chỉ đạo về kinh tế số (DESG) chủ trì thực thi thực thi Lộ trình Cạnh tranh dịch vụ APEC (ASCR) và Lộ trình APEC về kinh tế mạng và kinh tế số (AIDER) được thông qua năm 2017 tại Việt Nam. Thứ tư, xây dựng và thông qua Kế hoạch Chiến lược APEC nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị toàn cầu giai đoạn 2020-2025 (Blueprint 2.0).

ISOM APEC 2020 cũng đã thảo luận và thống nhất việc xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020, cụ thể về các bước cần triển khai hướng tới hoàn thành Tầm nhìn APEC sau 2020 theo đúng thời hạn đề ra, đề xuất đề cương sơ bộ và những lĩnh vực dự kiến của Tầm nhìn cũng như sự tham gia của các bên liên quan khác trong quá trình xây dựng Tầm nhìn.

Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Quỳnh Mai khẳng định Việt Nam ủng hộ chủ đề, mục tiêu năm APEC 2020 của Malaysia, Tầm nhìn APEC sau 2020 cũng như cách thức tiếp cận các vấn đề mới trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều biến động. Bà nhấn mạnh năm 2020 là năm quan trọng vì APEC sẽ tiến hành tổng kết việc hoàn thành mục tiêu Bogor, xây dựng tầm nhìn sau năm 2020, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế số.

Hội nghị ISOM là bước khởi động quan trọng cho năm APEC 2020 với việc chính thức thông báo chủ đề và các ưu tiên nhằm định hướng hợp tác cũng như xây dựng chương trình nghị sự APEC 2020.

Theo chương trình, năm APEC 2020 sẽ có ba phiên họp SOM (tháng Hai, tháng Tư và tháng Tám), ba Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế (tháng Chín, tháng 10 và tháng 11), Tuần lễ Cấp cao APEC sẽ diễn ra từ ngày 6-12/12.

Bên cạnh đó, nước chủ nhà Malaysia sẽ xen kẽ tổ chức các hoạt động bên lề như triển lãm Thương mại APEC vào tháng Tư, Diễn đàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngày 21-24/9, Lễ hội Văn hóa, Nghệ thuật APEC vào tháng 10.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững
Return to top