Thế giới

Hướng đi của ASEAN trước những thách thức toàn cầu

ClockThứ Ba, 08/10/2019 14:22
Tại Hội nghị bàn tròn "Tầm nhìn ASEAN 2040: Hướng tới Cộng đồng ASEAN Mạnh mẽ hơn" do Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và báo Bangkok Post đồng tổ chức tại thủ đô Bangkok, Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Paduka Lim Jock Hoi ngày 6/10 đã chỉ ra những thách thức ASEAN đang phải đối mặt.

Lãnh đạo ASEAN tin tưởng RCEP sẽ hoàn thành trong năm nayHàn Quốc nỗ lực hoàn tất đàm phán FTA với 3 nước ASEANKhi xảy ra biến động, các nhà đầu tư nên tìm đến thị trường nào ở ASEAN?Nạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEANASEAN đoàn kết chống tội phạm mạng

Tổng Thư ký ASEAN Dato Paduka Lim Jock Hoi phát biểu tại Hội nghị bàn tròn "Tầm nhìn ASEAN 2040: Hướng tới Cộng đồng ASEAN Mạnh mẽ hơn". Ảnh: Thành Đạt

Thách thức của ASEAN

“Triển vọng kinh tế ASEAN dự kiến sẽ khó đạt được bước đột phá theo xu hướng của nền kinh tế toàn cầu. Việc siết chặt về tài chính và những bất ổn từ bên ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương ngày càng gia tăng, là những nguy cơ lớn đối với nền kinh tế trong khu vực”, ông Lim Jock Hoi phát biểu.

Theo Tổng thư ký Lim Jock Hoi: “ASEAN từng được hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống quản trị thương mại toàn cầu cởi mở và dựa trên luật lệ, tuy nhiên hệ thống này đang bị đe dọa, đem đến sự bất ổn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Hơn nữa, sự phát triển của các công nghệ mới do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cũng đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức mới cho khu vực”.

Phát biểu tại hội nghị bàn tròn, Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Vijavat Isarabhakdi cũng đề cập tới những thách thức đối với ASEAN hiện nay.

“Chặng đường phát triển của ASEAN không phải lúc nào cũng được trải hoa hồng. ASEAN liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức dưới nhiều hình thức khác nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau. Những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt bao gồm sự bất ổn do bối cảnh địa chính trị thay đổi nhanh chóng, mâu thuẫn thương mại giữa các đối tác kinh tế lớn của ASEAN, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, khoảng cách phát triển và chênh lệch thu nhập, tội phạm xuyên quốc gia, các mối đe dọa đối với an ninh con người, những thay đổi về kinh tế xã hội do Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và các công nghệ đột phá mang lại”, ông Isarabhakdi cho biết.

Tuy vậy, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho biết bất chấp những khó khăn trong những năm qua, “ASEAN vẫn tìm cách vượt qua tình trạng bất ổn toàn cầu và nền kinh tế của khu vực vẫn phát triển năng động”.

“Trong 8 năm qua, nền kinh tế ASEAN vẫn phát triển với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 5,4%. Năm 2018, kinh tế ASEAN tăng trưởng 5,2%, cao hơn so với mức tăng 3,6% của nền kinh tế toàn cầu. Những con số tích cực cũng thể hiện trong lĩnh vực thương mại và đầu tư của ASEAN. Năm 2018, thương mại hàng hóa của ASEAN tăng 8,7%, trong khi thương mại dịch vụ tăng 10,6%. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tăng 5,3%, lên mức kỷ lục 154,7 tỷ USD”, Tổng thư ký ASEAN nói.

Hướng đi cho ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Vijavat Isarabhakdi. Ảnh: Watcharawit Phudork /Bangkok Post

Theo Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, “để có thể duy trì động lực phát triển, ASEAN cần chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, đồng thời củng cố thêm các liên kết đầu tư và thương mại nội bộ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả của khu vực”.

“Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng, ASEAN sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối các khu vực với nhau, biến đối đầu thành hợp tác. Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 hồi tháng 6 đã nhấn mạnh tinh thần cởi mở và kết nối, xem đây là nền tảng cho sự hợp tác trong các lĩnh vực mang lại lợi ích chung và hướng tới sự thịnh vượng chung.

Đề cập tới Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Tổng thư ký ASEAN cho biết tầm nhìn này đặt ra 4 lĩnh vực hợp tác ưu tiên gồm: hợp tác hàng hải, sự kết nối, Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc năm 2030, hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác. Theo đó, ASEAN sẵn sàng phối hợp với các đối tác để xây dựng các sáng kiến cụ thể trong các lĩnh vực mang lại lợi ích chung.

Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Isarabhakdi cho rằng: “Để duy trì hòa bình và ổn định khu vực, ASEAN cần củng cố lòng tin chiến lược trong nội bộ khối và với các đối tác bên ngoài. Trong bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế liên tục thay đổi, ASEAN cần duy trì sự trung lập trong cấu trúc khu vực. ASEAN cần đóng vai trò như cầu nối giữa các nước lớn và với các đối tác bên ngoài, thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi trong 4 lĩnh vực chính gồm hợp tác hàng hải, kết nối, phát triển bền vững và hợp tác kinh tế”

Ngoài ra, Tổng thư ký ASEAN cũng nhấn mạnh vai trò trung lập của khối trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương.

“Bằng việc duy trì các cơ chế do ASEAN dẫn đầu, chúng ta sẽ tăng cường sự trung lập trong các lĩnh vực hợp tác vì điều này sẽ củng cố cam kết của chúng ta đối với sự phát triển”, Tổng thư ký Lim Jock Hoi nhấn mạnh.

Ưu tiên hiệp định RCEP

Hội nghị bàn tròn “Tầm nhìn ASEAN 2040: Hướng tới Cộng đồng ASEAN Mạnh mẽ hơn” gồm các phiên thảo luận với sự tham gia của các chuyên gia, học giả và nhà báo của các hãng truyền thông trong khu vực. Ảnh: Watcharawit Phudork /Bangkok Post

Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết “ưu tiên hàng đầu của ASEAN năm nay là kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)”.

“Sau 7 năm kể từ khi được khởi động, các cuộc đàm phán RCEP đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Những tiến triển đáng kể đã đạt được tại vòng đàm phán gần đây nhất ở Đà Nẵng, và tôi tin rằng với cam kết của 16 nước tham gia RCEP, việc ký kết hiệp định sắp diễn ra”, ông Lim Jock Hoi nói.

Tuy nhiên, Tổng thư ký ASEAN cũng lưu ý rằng “RCEP có sự tham gia có một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, một số nền kinh tế chưa có hiệp định thương mại tự do, vì vậy quá trình đàm phán không dễ dàng”.

“Sau khi ký kết, RCEP sẽ đại diện cho khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và mang lại tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp”, ông Lim Jock Hoi khẳng định.

Theo Tổng thư ký ASEAN, bất chấp những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như những bất ổn trong thị trường toàn cầu, các nước ASEAN vẫn quyết tâm hoàn thiện đàm phán RCEP trong thời gian tới.

“Khi quá trình kết thúc đàm phán sắp tới gần, những vấn đề nổi cộm có thể khiến các nước tham gia RCEP vượt ra khỏi vùng an toàn của họ, nhưng những vấn đề này không phải là không khắc phục được”,

Các cuộc đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu từ năm 2013. Hiệp định RCEP dự kiến sẽ thành lập khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 47,4% dân số, trên 30% GDP, 29,1% giá trị thương mại và 32,5% nguồn vốn đầu tư toàn cầu.

Theo Dân Trí

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Return to top