Thế giới

Hiệp định RCEP phát huy vai trò thúc đẩy phát triển ở Đông Nam Á

ClockChủ Nhật, 28/07/2024 12:48
TTH - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang được xem là “trung tâm” của nền kinh tế năng động ở châu Á và châu Đại Dương. Được bao quanh bởi các cường quốc công nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ASEAN đã và đang đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Với sự hỗ trợ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các nước này đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Đông Nam Á thông qua thương mại, đầu tư, đổi mới công nghệ và hội nhập chuỗi cung ứng.

Hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh tế trong khu vựcKỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng của hiệp định RCEPCampuchia khai thác triệt để tiềm năng của hiệp định RCEP

 RCEP sẽ giúp biến ASEAN thành động lực tăng trưởng mới ở châu Á. Ảnh minh họa: Dangcongsan.vn

Theo các chuyên gia phân tích, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và hội nhập lâu dài của khu vực. Nhu cầu mạnh mẽ về nguyên liệu thô và vị thế cường quốc sản xuất của ba nước này đã thúc đẩy thương mại với ASEAN. Được biết, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, với thương mại song phương đạt hơn 911 tỷ USD vào năm 2023, trong khi Nhật Bản là đối tác lớn thứ ba của khu vực, và Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ tư.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào các nước thành viên ASEAN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực như điện tử và sản xuất ô tô. Giờ đây, ô tô do ASEAN sản xuất được xuất khẩu sang Trung Đông, châu Phi và thậm chí cả Nhật Bản. Cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đã đầu tư rất nhiều vào khu vực ASEAN, đặc biệt là vào Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất. Chắc chắn, những khoản đầu tư này đã đẩy mạnh việc chuyển giao kiến thức và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động ASEAN, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực trên thị trường toàn cầu.

Việc thành lập RCEP đã tăng cường hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực. Thỏa thuận thương mại lớn này giữa tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã tạo ra một khu vực thương mại tự do bao trùm gần 1/3 dân số thế giới (2,3 tỷ người) và tổng GDP tích lũy khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. RCEP đã xóa bỏ thuế quan đối với hơn 90% hàng hóa được giao dịch giữa 15 nền kinh tế ký kết, qua đó giúp mở rộng thương mại và thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, RCEP cũng thúc đẩy việc hài hòa hóa các quy định và tiêu chuẩn, đơn giản hóa thương mại xuyên biên giới và tạo ra một môi trường kinh doanh dễ dự đoán hơn. Sự hội nhập kinh tế này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các nước Đông Nam Á, khi dòng chảy thương mại gia tăng dẫn đến lợi thế về quy mô, cho phép các nhà sản xuất ASEAN được hưởng lợi từ chi phí sản xuất tương đối thấp và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường toàn cầu.

Ông Kin Phea, Tổng giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia cho biết tất cả các nước thành viên RCEP, đặc biệt là các nước ASEAN, đã dần thu được lợi ích từ hiệp định thương mại này bằng cách hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

“RCEP sẽ giúp biến ASEAN thành động lực tăng trưởng mới ở châu Á”, ông Phea nhận định.

Ngoài ra, FDI của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cung cấp nguồn vốn rất cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa và tạo việc làm ở Đông Nam Á. Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính rằng đến năm 2030, RCEP có thể làm tăng thu nhập của toàn khu vực khoảng 0,6%, tương đương với tăng thêm mỗi năm 245 tỷ USD và tạo thêm 2,8 triệu việc làm.

Chuyên viên Thong Mengdavid tại Viện Tầm nhìn châu Á cho rằng, hiệp ước thương mại lớn này đã trở thành “chất xúc tác cho thương mại khu vực và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, tạo động lực mạnh mẽ cho việc xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai vì nhân loại”.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức. Khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành viên ASEAN đã tạo ra sự chênh lệch về lợi ích, khi các nước kém phát triển gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, sự gia tăng nhập khẩu từ các nền kinh tế tiên tiến hơn có thể đe dọa các ngành công nghiệp nội địa của một số quốc gia thành viên ASEAN. Vì vậy, cần có các phản ứng chính sách hiệu quả để thu hẹp những khoảng cách này và đảm bảo tăng trưởng toàn diện.

Tóm lại, các thành viên của RCEP, đặc biệt là ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bối cảnh kinh tế của châu Á và châu Đại Dương. Thông qua thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập chuỗi cung ứng, các nền kinh tế này đang thúc đẩy một nền kinh tế khu vực năng động, trong đó RCEP - với trọng tâm là tạo thuận lợi thương mại và hài hòa hóa các quy định, là một cột mốc quan trọng trong hành trình kinh tế của khu vực.

Trong tương lai, đảm bảo phân phối lợi ích công bằng và thu hẹp khoảng cách về năng lực và phát triển giữa các nền kinh tế trong khu vực vẫn đóng vai trò rất quan trọng để tối đa hóa tác động tích cực của hội nhập kinh tế khu vực đối với sự phát triển của châu Á và châu Đại Dương.

Tố Quyên

(Lược dịch từ Chinadaily & ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Phát huy vai trò của cán bộ nữ

Vai trò của cán bộ nữ ngày càng được khẳng định. Vì vậy, trong thời gian tới công tác cán bộ nữ cần được quan tâm nhiều hơn.

Phát huy vai trò của cán bộ nữ
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Return to top