Thế giới

Đức, Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản kêu gọi cải cách LHQ

ClockChủ Nhật, 27/09/2015 09:31
TTH.VN - Hôm qua (26/9), Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các nhà lãnh đạo đến từ Brazil, Ấn Độ và Nhật Bản đồng loạt kêu gọi mở rộng số lượng thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), nhằm mục tiêu giải quyết tốt hơn các cuộc khủng hoảng toàn cầu.


Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của LHQ ở Manhattan, New York (Mỹ) ngày 25/9. Ảnh: Reuters

Cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được tổ chức bên lề Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ tại Washington (Mỹ).

Nhóm G4 cho biết, họ là những "ứng cử viên hợp pháp" để trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đồng thời nhất trí một vòng đàm phán mới về những thay đổi hứa hẹn mang lại kết quả trong LHQ.
Theo tuyên bố chung của 4 nhà lãnh đạo, "một Hội đồng Bảo an có hiệu quả hơn là điều cần thiết để giải quyết các cuộc xung đột và khủng hoảng toàn cầu trong những năm gần đây”.
Đây là thời điểm Hội đồng Bảo an LHQ cần cải cách để phản ánh sự phân bố quyền lực thực sự trên toàn thế giới trong thế kỷ 21, Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel nhấn mạnh.
"Chúng tôi cần phương pháp hoạt động mới để giải quyết các vấn đề mới nổi. Điều đó đồng nghĩa với sự cần thiết để cải cách Hội đồng Bảo an, nhằm phản ánh sức mạnh thực sự trong tình hình hiện nay", bà Merkel nói thêm.
Hội đồng Bảo an là cơ quan quyền lực nhất của LHQ, hiện có 15 thành viên, bao gồm 5 ủy viên thường trực là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc có khả năng đưa ra các nghị quyết ràng buộc pháp lý, xử phạt hoặc uỷ quyền hành động quân sự để thực thi các quyết định của mình. Đây là các đồng minh chủ chốt kể từ Thế chiến thứ hai và cũng là các thành viên có quyền phủ quyết.
Tuy nhiên, theo nhóm 4 nước Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil, thế giới hiện thay đổi rất khác so với năm 1945 và Hội đồng Bảo an nên phản ánh điều đó. Đức và Nhật Bản, hai quốc gia nắm giữ quyền hạn tài chính toàn cầu và có nhiều đóng góp hàng đầu tại LHQ cho rằng, họ xứng đáng được ngồi vào ghế thành viên thường trực.
"Hiện nay, không chỉ 4 quốc gia chúng tôi mà còn nhiều quốc gia khác không đồng ý với các cấu trúc và phương pháp làm việc lâu đời của Hội đồng Bảo an. Chúng tôi muốn một cơ cấu làm việc hiện đại và phù hợp hơn với thế kỷ 21", bà Merkel khẳng định.
Hồi đầu tháng này, Đại hội đồng LHQ đã nhất trí một văn bản đàm phán về việc cải cách Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên Trung Quốc, Mỹ và Nga từ chối đề nghị ​​này.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Return to top