Thế giới

Cuba trình WHO phê duyệt vaccine Abdala ngừa COVID-19

ClockChủ Nhật, 03/04/2022 08:38
Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 8 triệu người Cuba đã tiêm ngừa COVID-19 với vaccine Abdala. Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba cũng đã được xuất sang Venezuela, Nicaragua, Iran, Mexico, Việt Nam.

Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba – “hy vọng tốt nhất” cho các nước nghèoCuba chuẩn bị ra mắt vaccine Mambisa phòng COVID-19 dạng xịt

Vaccine Abdala ngừa COVID-19 của Cuba. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/4, Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma cho biết Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) thuộc tập đoàn này đã chính thức trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để bắt đầu quy trình đánh giá vaccine Abdala ngừa COVID-19.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, BioCubaFarma nhấn mạnh rằng hồ sơ của vaccine Abdala do Cuba nghiên cứu và phát triển đã sẵn sàng để được các chuyên gia xem xét.

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 8 triệu người Cuba đã tiêm ngừa COVID-19 với vaccine Abdala. Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba cũng đã được xuất khẩu sang Venezuela, Nicaragua, Iran, Mexico và Việt Nam.

Thông qua mạng xã hội Twitter, BioCubaFarma cũng thông báo Viện Vaccine Finlay và CIGB đang làm việc với Trung tâm Kiểm soát Nhà nước về Thuốc, Thiết bị và Vật tư Y tế của Cuba (CECMED) để sớm trình bày các kết quả nghiên cứu lâm sàng của hai ứng viên vaccine ngừa COVID-19 khác là Soberana 01 và Mambisa.

Cuba được xem là "điểm sáng" về vaccine của Mỹ Latinh trong bối cảnh khu vực này hiện vẫn đang là tâm điểm của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Đây là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự sản xuất vaccine ngừa COVID-19.

Kể từ khi đại dịch bùng phát tại đảo quốc Caribê này hồi tháng 3/2020, Cuba đã phát triển 5 ứng cử viên vaccine, gồm Soberana 01, Soberana 02 và Soberana Plus của Viện Vaccine Finlay; và Abdala và Mambisa của CIGB.

Cuba đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho gần 90% dân số, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, với các loại vaccine nội địa, đồng thời triển khai tiêm mũi thứ 4 cho hơn 6,2 triệu người trên tổng số 11,2 triệu dân.

Cuba cũng được đánh giá là rất thành công trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, với tỷ lệ hơn 99% được chữa khỏi bệnh tính tới thời điểm hiện nay.

Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba yêu cầu 3 mũi, tuy nhiên các loại vaccine protein này ổn định ở nhiệt độ 2-8 độ C nên không yêu cầu thêm chi phí cho thiết bị làm lạnh chuyên dụng.

Vì vậy, việc sử dụng vaccine này tại các nước thu nhập thấp sẽ dễ dàng hơn so với các loại vaccine mRNA cần được bảo quản ở tủ lạnh âm sâu.

Các nhà khoa học Cuba khẳng định các loại vaccine do nước này tự nghiên cứu và phát triển như Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus cung cấp khả năng bảo vệ hơn 90% đối với COVID-19 có triệu chứng khi đối tượng đã tiêm ngừa đủ 3 liều theo đúng lộ trình.

Tuy nhiên, do Cuba vẫn chưa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn của mình trên các tạp chí đồng cấp, cũng như chưa nộp các tài liệu theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để các loại vaccine nói trên được phê duyệt, một số chuyên gia y tế nước ngoài vẫn còn chờ đợi WHO quyết định.

Trong một phát biểu cuối năm 2021, Giám đốc Viện vaccine Finlay của Cuba (IFV), ông Vicente Vérez, từng khẳng định các tài liệu và dữ liệu cần thiết để chứng minh hiệu quả của các chế phẩm sinh học do Cuba sản xuất đã được chuẩn bị sẵn sàng và sẽ được chuyển giao tới WHO vào quý đầu tiên của năm nay.

Lý giải về việc chưa nộp các tài liệu nói trên, ông Vérez cho biết các tiêu chuẩn của WHO không chỉ đánh giá vaccine mà còn cả các cơ sở sản xuất, điều này đã khiến Cuba phải lùi bước.

Các tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất vaccine đối với WHO là tiêu chuẩn của "thế giới thứ nhất" và rất phức tạp để đạt được ở một nước nghèo, và Cuba đã phải nỗ lực rất nhiều để đạt được tiến bộ trong quá trình sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của WHO./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top