Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Thương mại nội vùng đạt mức cao nhất trong 3 thập kỷ

ClockThứ Tư, 09/02/2022 21:11
TTH - Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á (AEIR) năm 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 9/2 cho thấy, thương mại giữa các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ, củng cố khả năng phục hồi kinh tế của khu vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngay cả khi các hạn chế về đi lại và gián đoạn chuỗi cung ứng cản trở thương mại toàn cầu.

Châu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng

Cụ thể, thương mại của châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 29,6% trong 3 quý đầu năm 2021, so với mức tăng trưởng thương mại toàn cầu là 27,8%. Thương mại bên trong khu vực này đã tăng trở lại ở mức 31,2% trong cùng kỳ, sau khi giảm 3,1% vào năm 2020. Đáng chú ý, thương mại nội vùng chiếm 58,5% tổng thương mại của khu vực vào năm 2020, tỷ trọng cao nhất kể từ năm 1990.

Theo báo cáo của ADB, các biện pháp để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư xuyên biên giới, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa có hiệu lực, có thể giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập kinh tế khu vực, đồng thời mở đường cho sự phục hồi bền vững sau đại dịch.

Các container hàng hóa tại một cảng biển ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park nhận định: “Thương mại và các liên kết chuỗi giá trị gia tăng giữa các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương là một dấu hiệu đáng khích lệ cho sự phục hồi bền bỉ sau COVID-19. Đại dịch đã gây ra thiệt hại kinh tế hiện hữu và làm đảo ngược nhiều thành tựu trong việc giảm nghèo mà khu vực đã phải khó khăn để đạt được. Chúng ta phải xây dựng dựa trên những thành tựu của hội nhập và hợp tác khu vực, để hỗ trợ sự quay trở lại với tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững”.

Trong đó, phục hồi bền vững sẽ đòi hỏi sự hợp tác chính sách chặt chẽ trên nhiều phương diện, nhất là về quản lý cách thức thoát khỏi đại dịch và thiết lập các quy tắc chuẩn mực về an toàn và y tế liên quan đến việc mở cửa lại nền kinh tế và biên giới. Tăng cường an ninh y tế và chuỗi cung ứng khu vực, cũng như giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu, sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi nhanh của khu vực đối với các cú sốc trong tương lai.

ADB lưu ý, hội nhập giữa các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục sâu rộng trong các lĩnh vực bao gồm: công nghệ mới và kết nối kỹ thuật số, hợp tác môi trường, các liên kết thương mại, đầu tư và sự tham gia chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này cũng duy trì khả năng phục hồi, chỉ giảm 1,3% vào năm 2020, so với mức giảm 34,7% trên toàn cầu. Du lịch vẫn là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với lượng khách quốc tế đến châu Á - Thái Bình Dương giảm 82,8% vào năm 2020, so với mức trung bình trước đại dịch trong giai đoạn 2015 - 2019.

Được biết, AEIR năm 2022 cũng thảo luận về tính cấp thiết của việc thúc đẩy thương mại dịch vụ kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh số hóa nhanh chóng và đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ kỹ thuật số như thế nào.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ adb.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Return to top