Thế giới

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến sản xuất châu Á

ClockThứ Sáu, 01/11/2019 14:53
TTH.VN - Nhiều hệ lụy khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á.

Mỹ-Trung áp thuế mới, công ty Nhật tìm đến 'công xưởng sản xuất' Đông Nam ÁCăng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy tiến trình hiệp định RCEPNhật - Hàn có thể hội đàm vòng hai về căng thẳng thương mại vào tháng tớiĐàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 9 không đạt kết quảTrung Quốc mua một lượng lớn đậu nành và thịt lợn từ Mỹ

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến sản xuất châu Á. Ảnh minh họa: Vietnamplus

Các cường quốc về xuất khẩu của châu Á đã và đang chứng kiến hoạt động sản xuất trong các nhà máy ngày càng thu hẹp hơn trong tháng 10 do ảnh hưởng của nhu cầu giảm căng thẳng thương mại toàn cầu khiến các nhà hoạch định chính sách chuyển trọng tâm chú ý sang việc tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế để tránh suy thoái.

Theo đó, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) cho thấy hoạt động sản xuất ở Bắc Á trong tháng 10, mà cụ thể là tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp hơn so với 3 năm vừa qua. Cùng lúc, hoạt động tại Hàn Quốc và Đài Loan cũng bị thu hẹp khi các công ty chịu nhiều thiệt hại do nhu cầu toàn cầu giảm sút.

Có thể nói hàng loạt các chỉ số ban đầu đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây ra cho tâm lý kinh doanh. Nhiều hệ lụy khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á.

Joe Hayes, một nhà kinh tế của IHS Market nhận định về PMI của riêng Hàn Quốc cho biết: “Sự sụt giảm trong xuất khẩu vẫn là gót chân Achilles của đất nước, với nhiều cơn gió ngược ngày càng xuất hiện. Cũng như xung đột thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng với Nhật Bản và kinh tế châu Âu trì trệ đã và đang làm giảm đáng kể khối lượng đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất của Hàn Quốc”.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm
Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

Ngày 13/1, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra một số cơ sở sản xuất mứt gừng trên địa bàn quận Phú Xuân. Hoạt động nằm trong chương trình của đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố.

Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết
Return to top