Thế giới

Campuchia và chức vụ Chủ tịch ASEAN 2022: Cơ hội và sự chuẩn bị

ClockThứ Bảy, 30/10/2021 13:22
TTH.VN - Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, Quốc vương Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah đã trao chiếc búa chủ tịch của khối cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen, đánh dấu nước này sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2022.

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia sang Việt Nam tham dự Hội nghị AMM RetreatViệt Nam chủ động đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEANHợp tác ASEAN để cùng nhau vượt qua thách thức thiên taiCampuchia dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay từ 3 nước Đông Nam ÁCampuchia đã đủ cơ sở để mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tế

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Thanh Niên

Về ý nghĩa của việc này, Tiến sĩ Kin Phea, Tổng Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia chia sẻ quan điểm của mình rằng:

“Campuchia là quốc gia cuối cùng trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 30/4/1999. Thủ tướng Hun Sen, người đã đưa Campuchia vào ASEAN đã đề cập đến 4 yếu tố chính khiến Campuchia trở thành thành viên của hiệp hội bao gồm: (1) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. (2) Tinh thần cộng đồng là cách thức mà ASEAN đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận, quyền bình đẳng và bình đẳng trong việc đưa ra quyết định, không phân biệt thành viên cũ hay mới, nước giàu hay nước nghèo. (3) Hội nhập khu vực là yếu tố cốt lõi của kiến trúc, chính trị, kinh tế và xã hội của khu vực. (4) Kể từ khi nước này gia nhập vào hiệp hội, ASEAN luôn là cửa ngõ ngoại giao quan trọng của Campuchia”.

Trong 20 năm qua, Campuchia đã nắm bắt được nhiều cơ hội từ vai trò thành viên của ASEAN, đồng thời, Campuchia cũng đã có những đóng góp quan trọng, đáng kể trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN nói riêng.

Theo đó, kể từ khi Campuchia trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1999, Campuchia đã 2 lần làm chủ tịch của khối. Trong đó lần đầu tiên là vào năm 2002 và lần thứ hai vào năm 2012. Đến năm 2022, đất nước này sẽ một lần nữa tiếp tục nhiệm vụ.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2022, Campuchia sẽ đứng trước những cơ hội gì trong quá trình xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN? Và quốc gia này cần chuẩn bị những gì để nắm bắt những cơ hội đó.

Cơ hội

Tất nhiên, vai trò chủ tịch ASEAN có thể vừa là niềm tự hào, vừa là áp lực, vừa là cơ hội và thách thức. Nhưng trước hết, cơ hội cho Campuchia bây giờ chính là đây là thời điểm mà mọi người có thể tự hào rằng Campuchia, trước đây là một quốc gia từng bị bao vây và cô lập về cả chính trị và kinh tế hiện đã trở thành một quốc gia tích cực hội nhập vào các cấu trúc và kiến trúc khu vực và toàn cầu. Đồng thời, quốc gia này cũng đóng vai trò tích cực với quyền bình đẳng trong mọi vấn đề khu vực và quốc tế, cùng lúc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đa phương.

Bên cạnh đó, việc Campuchia giữ chức vụ Chủ tịch ASEAN là cơ hội để Campuchia thể hiện nguồn nhân lực và năng lực tài chính trong việc tổ chức một sự kiện quốc tế lớn.

Được biết hiện nay, trong khu vực cũng như trên thế giới, nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên, như sự ganh đua giữa các siêu cường, vấn đề biển Đông, vấn đề sử dụng nước ở khu vực sông Mekong, đại dịch COVID-19, ngoại giao tiêm chủng, phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, thiên tai, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia, buôn người... sẽ tiếp tục trở thành những thách thức ngày càng phức tạp.

Tất cả những vấn đề này không có ranh giới, hoặc không phân định riêng biệt là trách nhiệm riêng của quốc gia nào. Đây là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế, trong đó Campuchia là một trong số những quốc gia thành viên của cộng đồng. Vì vậy, việc Campuchia giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 chính là cơ hội để nước này thể hiện khả năng cùng giải quyết những thách thức phức tạp nêu trên.

Thúc đẩy hội nhập khu vực hoành chỉnh của ASEAN và hợp tác đối ngoại ASEAN là một nhiệm vụ quan trọng mà chủ tịch ASEAN hết sức quan tâm. Vì vậy, năm 2022 được xem là cơ hội để Campuchia thúc đẩy việc Timor Leste đăng ký gia nhập trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN và mở rộng các đối tác đối thoại khác của ASEAN. Đồng thời, một cơ hội khác là để Campuchia thể hiện tiềm năng phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy lĩnh vực du lịch của đất nước nếu có thể tổ chức các cuộc họp và hội nghị thượng đỉnh.

Vậy Campuchia cần chuẩn bị những gì để nắm bắt các cơ hội đó?

Trên cương vị chủ tịch, Campuchia sẽ đối mặt với cả cơ hội và thách thức. Theo nghĩa này, quốc gia phải chuẩn bị tốt cả về đối nội và đối ngoại để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức. Cần đảm bảo các đảng phái chính trị sẽ có quan điểm chung về các mục tiêu và ưu tiên của chính sách đối ngoại vì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và vì lợi ích quốc gia. Các viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn quốc gia, cũng như các học giả khác cần làm việc với các cơ quan liên quan để đưa ra những chiến lược và khuyến nghị chính sách để Campuchia có thể gặt hái những lợi ích to lớn từ vai trò chủ tịch của mình.

Các phương tiện truyền thông công cộng và tư nhân cần thúc đẩy phổ biến rộng rãi tin tức về vai trò chủ tịch của Campuchia... Ngoài ra, các tổ chức xã hội dân sự cần đóng vai trò trong việc quảng bá hình ảnh Campuchia với tư cách là chủ tịch ASEAN.

Trong bối cảnh cả khu vực và thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như đã nêu ở trên, Campuchia buộc phải thực hiện ngoại giao và tham vấn thầm lặng để tìm ra điểm chung cho tiến trình hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Ngoài ra, Campuchia cũng nên nâng cấp các chương trình nghị sự, giúp người dân ASEAN cảm giác tự hào và hi vọng về tương lai, cũng như thêm phần tự tin cho hạnh phúc của các thế hệ sau rằng sẽ không có ai sẽ bị bỏ lại phía sau, đồng thời cũng nỗ lực tạo sự cân bằng giữa 3 trụ cột của ASEAN là cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa – xã hội.

Bên cạnh đó cũng có nhiều nhiệm vụ khác cần thực hiện bao gồm triển khai nỗ lực giám sát và đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ giải quyết khủng hoảng chính trị ở Myanmar, qua đó thể hiện sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau của ASEAN trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau...

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Return to top