Thế giới
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD):

Các nước giàu “có khả năng” đã đạt mục tiêu tài trợ khí hậu 100 tỷ USD

ClockThứ Sáu, 17/11/2023 08:13
TTH.VN - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 16/11 cho biết, các quốc gia giàu có có khả năng đã đạt được mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm cho các quốc gia nghèo hơn hồi năm ngoái, muộn hơn 2 năm so với cam kết và đây chỉ là một phần trong “những nhu cầu rộng lớn”.

Thảm họa thiên nhiên thúc đẩy kêu gọi tăng cường bảo hiểm toàn cầuKinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 5.000 tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

 Cảnh ngập lụt do mưa lũ tại thành phố Liege, Bỉ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo của OECD được đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán về khí hậu tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 28), sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 này tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE); trong đó, tài chính sẽ là một điểm mấu chốt.

Được biết, OECD được giao nhiệm vụ giám sát các số liệu chính thức về cam kết nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng và khả năng phục hồi của họ trước những tác động ngày càng gia tăng của khí hậu.

Trước đó vào năm 2009, các quốc gia giàu có hơn đã cam kết sẽ đạt 100 tỷ USD hàng năm để tài trợ cho những ưu tiên này vào năm 2020. Việc không đạt được mục tiêu đúng thời hạn đã làm tổn hại đến niềm tin trong các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế.

Trong các số liệu cập nhật nhất, OECD cho biết các quốc gia giàu có hơn đã đạt tổng tài trợ 89,6 tỷ USD cho năm 2021. “Dựa trên dữ liệu sơ bộ và chưa được xác minh, mục tiêu này có khả năng đã đạt được tính đến năm 2022”, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann cho biết trong báo cáo mới nhất.

Tuy nhiên, ông Mathias Cormann nói thêm, theo ước tính của các chuyên gia, những quốc gia đang phát triển sẽ cần phải chi khoảng 1 nghìn tỷ USD/năm vào năm 2025 cho các khoản đầu tư vào khí hậu, và con số này sẽ tăng lên khoảng 2,4 nghìn tỷ USD/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

Tuy tài chính công chỉ có thể đóng góp một phần cho những nhu cầu to lớn này, ông Mathias Cormann cho rằng, các nhà tài trợ quốc tế sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy nguồn tài trợ tổng thể.

Nguồn tài chính hiện nay từ các quốc gia giàu có không đủ hiệu quả trong việc thu hút thêm những khoản đầu tư và tài trợ của khu vực tư nhân. Trong khi đó, nguồn tài chính tập trung vào việc thích ứng mà các quốc gia phải bắt tay vào để chuẩn bị cho một loạt những tác động ngày càng tăng của khí hậu cũng đang bị chậm lại.

Các biện pháp thích ứng có thể bao gồm việc xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, hoặc giúp nông dân trở nên kiên cường hơn trước những trận lũ lụt và hạn hán ngày càng nghiêm trọng, cũng như các hiện tượng khí hậu cực đoan khác.

Trong một động thái liên quan hồi đầu tháng này, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã công bố một báo cáo cho biết, tổng kinh phí hàng năm mà các quốc gia đang phát triển cần để thích ứng với tác động của khí hậu trong thập kỷ này ước tính tăng lên tới 387 tỷ USD.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Return to top