Thế giới
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28:

ASEAN tìm cách tăng cường chuỗi cung ứng

ClockThứ Năm, 17/03/2022 06:44
TTH.VN - Các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí tìm hiểu về những cách thức khác nhau để tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực nhằm thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) ngày 16/3 cho biết.

Thêm đòn bẩy chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEANASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông MekongMoody’s: ASEAN-5 đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăngNhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEANRCEP & những tác động đến chuỗi cung ứng, môi trường kinh doanh ở ASEAN

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 28. Ảnh: moit.gov.vn/TTXVN/Baotintuc.vn

Được biết, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28, với sự chủ trì của Campuchia và diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 16/3.

Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Gan Kim Yong đã đề xuất 3 lĩnh vực chính mà ASEAN có thể hành động cùng nhau để thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế.

Những điều này bao gồm tầm quan trọng của việc tiếp tục thống nhất và “hội nhập kinh tế khu vực rộng mở, dựa trên quy tắc”, khi các quốc gia thành viên điều chỉnh các bất ổn kinh tế như áp lực lạm phát và gián đoạn kinh tế do tình hình địa chính trị phức tạp và ảnh hưởng của đại dịch.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng ASEAN cần hành động nhanh chóng để đối phó với những thách thức hiện nay, thông qua tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do của ASEAN.

ASEAN cũng nên định vị mình là “một khối khu vực tiến bộ và năng động”, thông qua hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như kinh tế số và kinh tế xanh.

Hãng tin CNA đưa tin, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí tìm hiểu nhiều cách thức khác nhau để tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực.

“ASEAN hiện đang làm việc để gia hạn hiệu lực của Biên bản Ghi nhớ (MOU) về thực hiện xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu đến tháng 11/2024 và mở rộng hơn nữa Danh mục hàng hóa thiết yếu kèm theo, với sự tham vấn của các doanh nghiệp...

Hội nghị cũng kêu gọi đẩy nhanh việc nối lại an toàn các tuyến du lịch xuyên biên giới trong khu vực.

MTI cho biết thêm, các cuộc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) cũng đã được khởi động nhằm tối đa hóa tiềm năng thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và tiến đến hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.

“Các cuộc đàm phán nâng cấp ATIGA nhằm mục đích tạo thuận lợi cho thương mại, thông qua giải quyết các hàng rào phi thuế quan, thúc đẩy tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên ASEAN tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu, đồng thời ứng phó với các vấn đề mới nổi như số hóa và nền kinh tế xanh, cũng như nhiều các vấn đề khác”, MTI cho biết thêm.

Theo đó, việc khởi động các cuộc đàm phán để nâng cấp ATIGA, tiến triển trong các cuộc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand (AANZFTA), cũng như các sáng kiến trong những lĩnh vực mới và đang nổi lên như số hóa và bền vững sẽ mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp của các nước trong khu vực, mở ra tiềm năng kinh tế cho ASEAN và định vị khu vực trong tương lai.

Ngoài ra, hội nghị cũng kêu gọi hợp tác sâu hơn trong các nền kinh tế xanh và kỹ thuật số. Cụ thể, các bộ trưởng đã thảo luận về việc thúc đẩy hành động về một loạt các sáng kiến kỹ thuật số theo Lộ trình Bandar Seri Begawan về Chuyển đổi kỹ thuật số trong ASEAN được thông qua vào năm 2021.

Những sáng kiến này bao gồm các sáng kiến cơ bản như mở rộng hơn nữa Cơ chế Một cửa ASEAN cho các Đối tác Đối thoại, thiết lập Mạng lưới Mã số Nhận dạng Doanh nghiệp Duy nhất trên toàn ASEAN và Hiệp định Khung về Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN, cũng như nhiều sáng kiến và kế hoạch khác.

Được biết, hiệp hội cũng đang thực hiện các bước để phát triển một chiến lược toàn ASEAN hướng tới trung hòa Carbon và đặt nền tảng “cho sự hiểu biết chung về hợp tác bền vững trong các thỏa thuận kinh tế”.

Đại diện chính phủ Singapore, Bộ trưởng Gan Kim Yong cho biết nước này ủng hộ các ưu tiên kinh tế của Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN.

Những điều này sẽ hợp lực củng cố các chuỗi cung ứng khu vực để thúc đẩy sự phục hồi và đảm bảo mạng lưới các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vẫn phù hợp, tiến bộ và thân thiện với doanh nghiệp trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top